“Feminazi”: Thuật ngữ bài trừ nữ quyền

Feminazi: Thuật ngữ bài trừ nữ quyền
Thời gian đọc: 12 phút

Feminazi – thuật ngữ để chỉ “nữ quyền cực đoan”, có phải là một công cụ để đàn áp phong trào nữ quyền chính đáng? Tại sao sử dụng “feminazi” trong những cuộc thảo luận trên mạng và trong đời sống là điều không nên?

Nếu bạn vẫn hoang mang đi tìm câu trả lời, hãy để VYA giúp bạn nhé. Cùng khám phá nguồn gốc và ý nghĩa thực sự đằng sau “feminazi” – một thuật ngữ gây tranh cãi qua bài viết dưới đây.

Feminazi là gì? 

Nguồn gốc của “feminazi”

"Feminazi" là gì?
Nguồn ảnh: What is a Feminazi? – Cultural On The Edge 

Thuật ngữ “feminazi” được đặt ra bởi giáo sư Tom Hazlett, là sự kết hợp giữa “feminist” (nữ quyền) và “Nazi” (chỉ Đức quốc xã), sử dụng chủ yếu bởi giới chính trị cực hữu vào khoảng cuối những năm 1980. Rush Limbaugh – một nhà bình luận chính trị bảo thủ người Mỹ – bắt đầu sử dụng “feminazi” một cách công khai từ đầu những năm 1990, đồng thời phổ biến thuật ngữ này hơn nữa với tựa sách “The Way Things Ought to Be” (1992).

Trong “The Way Things Ought to Be”, Limbaugh đã đặc biệt định nghĩa “feminazi” là người ủng hộ nữ quyền một cách “kinh tởm” và “quá khích”, và có “nhiệm vụ quan trọng nhất trong đời là đảm bảo càng nhiều vụ phá thai được thực hiện càng tốt”. Hậu tố “Nazi” ở đây được sử dụng với suy nghĩ cực đoan rằng phụ nữ mong muốn một “đợt thảm sát thời hiện đại” (a modern-day holocaust) đối với đàn ông thông qua việc phá thai hàng loạt. 

Ý nghĩa thực sự đằng sau “feminazi”

Ý nghĩa thực sự đằng sau “feminazi”
Nguồn ảnh: Vecteezy

Limbaugh nhận định “feminazi” là thuật ngữ chỉ “các nhà nữ quyền cực đoan” với mục tiêu hoạt động là “đảm bảo càng nhiều vụ phá thai xảy ra càng tốt”; một nhóm nhỏ các “phần tử quá khích” mà ông cho rằng đang “ham muốn quyền lực” và “tin rằng đàn ông là không cần thiết”. Ông phân biệt họ với những người phụ nữ mà ông cho rằng là “lầm đường lỡ lối tự gọi bản thân là nhà hoạt động nữ quyền”. Tuy nhiên, thuật ngữ này sau đó lại được sử dụng để chỉ toàn bộ phong trào nữ quyền một cách phổ biến.

“Feminazi” dần trở thành thuật ngữ được những người phản đối phong trào nữ quyền (hay cho rằng phong trào này là cực đoan) sử dụng rộng rãi với ý nghĩa tiêu cực. Theo quan điểm của họ, phong trào nữ quyền “cổ vũ” phụ nữ sống hống hách, khiến phụ nữ tự cho rằng mình tốt đẹp hơn đàn ông và có xu hướng ghét bỏ tính nữ. Thậm chí, “feminazi” còn được sử dụng nhằm định hướng sai lệch về phong trào nữ quyền trong các cuộc diễn ngôn chính thống tại Mỹ.

Tại Úc, thuật ngữ “feminazi” cũng dần trở nên phổ biến sau khi quyển The First Stone (Helen Garner, 1995) được xuất bản, bàn luận về vụ bê bối quấy rối tình dục năm 1992 tại Đại học Ormond. Truyền thông đại chúng dùng “feminazi” để định hướng dư luận, cho rằng phong trào nữ quyền là một mối đe dọa, thù hằn và vô đạo đức. 

Đọc thêm: Nữ quyền: Làm sao để hiểu cho đúng?

Liên hệ giữa “feminazi” và “feminist”

Liên hệ giữa “feminazi” và “feminist”
Nguồn ảnh: zula.sg

Hai thuật ngữ “feminazi” và “feminist” thường được sử dụng như hai từ đồng nghĩa, trong khi nguồn gốc và ý nghĩa đằng sau 2 thuật ngữ này là hoàn toàn khác nhau. Hậu tố “nazi” của “feminazi” mang ý nghĩa cực đoan, xuất phát từ Nazi Regime (chế độ phát-xít). Như vậy, thuật ngữ này định hướng dư luận với suy nghĩ: việc “phụ nữ đấu tranh đòi quyền bình đẳng” cũng chẳng khác gì so với tội diệt chủng của Hitler và chế độ phát-xít tàn bạo. Theo đó, “feminazi” được dùng một cách cố ý “chặn họng” bất kỳ người phụ nữ nào có lý tưởng “cấp tiến” hay “dám lên tiếng” đòi hỏi về quyền bình đẳng giới.

Như vậy, feminazi không tương đồng với feminist cả về nguồn gốc lẫn ý nghĩa. Feminist (người ủng hộ nữ quyền) không hề cho rằng phụ nữ tốt đẹp hay tài giỏi hơn đàn ông. Với họ, nữ quyền là đấu tranh cho quyền lợi bình đẳng của phái nữ, với mong muốn phụ nữ được đối xử bình đẳng với nam giới thay vì chịu sự bất công chỉ vì giới tính của mình.

Trong khi đó, feminazi lại cho rằng phụ nữ có vị thế cao hơn đàn ông. Họ có thái độ thù hằn, ghét bỏ với tất cả đàn ông, giống như cái cách Hitler căm thù và muốn “đuổi cùng giết tận” người Do Thái, đến mức sẵn sàng xóa sổ cả một sắc tộc khỏi bản đồ thế giới.

Thực tế, xét về bản chất, feminazi hoàn toàn tương đồng với sexist (phân biệt giới). Có thể điều này thật “không tưởng”, nhưng việc cho rằng phụ nữ thượng đẳng hơn đàn ông, khái quát lại, chính là sexist. Phân biệt giới là thuật ngữ dành cho bất cứ ai tin rằng giới này thượng đẳng hay tốt đẹp hơn giới còn lại, như vậy, feminazi chính là một “nhánh” của phân biệt giới.

Có một sự thật là đến tận ngày nay, nhiều người vẫn không phân biệt được hai thuật ngữ này, thậm chí không biết đây là hai từ hoàn toàn khác nhau cả về nguồn gốc lẫn ý nghĩa. Bạn nói là bạn là một “feminist”, bạn nói ủng hộ nữ quyền. Nhưng nếu bạn vẫn có quan điểm cho rằng phụ nữ chỉ nên ở nhà chăm sóc gia đình, và bạn cảm thấy tức giận mỗi khi bị phụ nữ phản kháng lại, thì bạn chẳng phải là một “feminist” đâu. Nếu bạn không nghĩ rằng một người phụ nữ có thể trở thành người lãnh đạo tài giỏi như đàn ông, thì thuật ngữ “feminist” cũng không dành cho bạn.

Tuy nhiên, việc là một feminist không khiến bạn trở thành một feminazi. Feminazi vốn là từ có ý nghĩa xấu nhằm chống lại feminist. Một feminazi là một người tin rằng phụ nữ nên có trong tay mọi quyền lực, vị thế cao hơn và thượng đẳng hơn đàn ông, hay phụ nữ nên là người thống trị cả thế giới. Về cơ bản, chính là kiểu “quyền lực’” trong Spice Girl theo hướng lệch lạc và cực đoan.

Phong trào nữ quyền cực đoan, hay cộng đồng “feminazi”, cũng giống như bất kỳ phong trào nào hay một cộng đồng cực đoan khác, sự tham lam và cuồng nhiệt có thể khiến ý tưởng chính đáng hướng tới sự bình đẳng bị đẩy đi quá xa. Từ đòi hỏi những quyền lợi bình đẳng, dần chuyển hướng trở thành sự ưu tiên của nhóm người này nhiều hơn nhóm người khác, hay hiểu đơn giản là chuyển từ bất bình đẳng này sang bất bình đẳng khác. 

Cả “feminism” và “feminist” đều luôn tồn tại ý nghĩa chính trị. Trong 30 năm trở lại đây, thời điểm được xem là làn sóng nữ quyền thứ hai (gọi là post-feminism), hai từ này luôn được xem là thuật ngữ bao hàm ý nghĩa tiêu cực trong văn hóa đại chúng, giới truyền thông và xuyên suốt cả cuộc sống đời thường ở Mỹ và các nước châu Âu. 

Truyền thông Úc trong khoảng thời gian này cũng đã mô tả và thể hiện các động thái của “phong trào nữ quyền” và “các nhà ủng hộ nữ quyền” theo chiều hướng tiêu cực. Phong trào nữ quyền dần trở thành một “cụm từ đáng sợ” trong dư luận, theo học giả ủng hộ phong trào nữ quyền người Úc Kay Schaffer năm 1998. Một thập kỷ sau đó, đây vẫn là một “cụm từ đáng sợ”, củng cố thêm định kiến và sự tiêu cực mà vốn thuộc về một thuật ngữ khác, chính là feminazi. 

Các nhà ủng hộ phong trào nữ quyền đã đưa ra lập luận cáo buộc giới truyền thông có xu hướng định hướng dư luận khi liên tục cho rằng phong trào nữ quyền là tiêu cực hay mang ý nghĩa cực đoan. Không chỉ chế giễu, phong trào nữ quyền còn bị tầm thường hóa phong trào. Các nhà ủng hộ nữ quyền cũng chịu nhiều sự tấn công, điển hình là Huddy năm 1997, Bradley năm 1998 hay Sheridan năm 2006. 

Những chỉ trích xoay quanh “feminazi”

Liên hệ với chế độ Đức quốc xã

Những chỉ trích xoay quanh “feminazi”
Nguồn ảnh: wag1mag.com

Nazi (chế độ Đức quốc xã) là một từ mang nghĩa xúc phạm, trực tiếp nhằm vào một cá nhân hay nhóm người, để chế nhạo, chỉ trích và công kích. Sự xúc phạm này thường nhắm vào các khía cạnh cụ thể như ngoại hình, tính cách, hành vi, giới, xu hướng tính dục, tôn giáo,… và cả chính trị. Có thể coi đây là hành vi của bạo lực ngôn từ, biểu hiện rõ ràng nhất qua sự bất lịch sự và các hành vi đe dọa trực tiếp, thậm chí là vu khống, phỉ báng.

Có nhiều ghi chép khác nhau về lịch sử nguồn gốc và sự xuất hiện lần đầu của từ “Nazi”. Theo hai cuốn “Bách khoa toàn thư minh họa về tiếng Đức thông tục” của Heinz Küpper và “Từ điển lịch sử về cách sử dụng nghĩa bóng của Đức” của Keith Spalding xuất bản năm 1984, thuật ngữ Nazi lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1903 dưới dạng viết tắt của từ Nationalsozialen hay Chủ nghĩa quốc xã.

Feminazi chỉ là một trong nhiều cách gọi -nazi trong tiếng Anh, một số cách gọi khác có thể kể đến như baby nazi (một người quá nhiệt tình trong việc cho lời khuyên chăm sóc trẻ em), bike nazi (một người đi xe đạp không thể chịu được ý thức kém của người đi bộ và người đi xe máy), coffee nazi (một người cực kỳ đam mê cà phê), và nipple nazi (một người ủng hộ việc cho con bú sữa mẹ thay vì bú bình). 

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, “Feminazi” dần trở thành thuật ngữ được nhiều người biết đến. Từ điển tiếng Anh Oxford trích dẫn việc sử dụng “feminazi” lần đầu trong một báo cáo của Ấn bản Quận Cam trong Thời báo Los Angeles từ ngày 4 tháng 7 năm 1989 về các cuộc biểu tình chống phá thai. Trong đó, khẩu hiệu mà họ sử dụng: “Cảm ơn Ngài vì chiến thắng này” và “Feminazi hãy về nhà đi”. 


Góc nhìn bài phụ nữ và nữ quyền

Về tần suất xuất hiện, “feminazi” được nhắc đến nhiều nhất vào năm 2015 với 85 lần, giảm còn một nửa vào năm 2016 với 42 lần và liên tục giảm vào các năm sau (20 lần vào năm 2018 và 13 lần năm 2019). 

Câu chuyện về Charlotte Proudfoot (một luật sư ở Anh đã công khai làm nhục đồng nghiệp nam giới vì đã bình luận về vẻ ngoài của cô trên mạng xã hội) có thể là một nguyên nhân khiến thuật ngữ này được nhắc đến tới 85 lần vào năm 2015. Đến năm 2016, có thể liên hệ với phần tiếp của câu chuyện trên cùng với việc Hillary Clinton trở thành ứng cử viên tranh cử chức tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2016. 

Như vậy, có sự gia tăng rõ rệt về tần suất xuất hiện của thuật ngữ “feminazi” trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là khi có một nhân vật nữ xuất hiện ở đầu trang tiêu điểm. Đây có thể coi là biểu hiện của sự phân biệt, bắt nạt và trêu đùa dựa trên giới nhắm vào phụ nữ dưới con mắt của xã hội (Hardeker và McGlashan 2016; Smith 2018). Bên cạnh đó, việc các diễn đàn truyền thông xuất hiện tràn lan những mẫu câu “Tôi không muốn đả động tới feminazi, nhưng…” cũng là một hình thức nhục mạ gián tiếp dưới danh nghĩa chống lại phong trào nữ quyền, nhằm xúc phạm và coi thường phụ nữ.

Những nỗ lực chống lại “feminazi” và sự bài trừ nữ quyền

Đưa “feminist” trở thành thuật ngữ mang nghĩa tích cực

“Feminist” trước đây được dùng như 1 từ miệt thị phụ nữ – như dạng “đòi quyền” trong tiếng Việt – nhưng đã được các nhà nữ quyền tái định nghĩa với một nét nghĩa tích cực hơn.

Nỗ lực đưa “feminist” trở thành thuật ngữ mang nghĩa tích cực
Nguồn ảnh: freepik.com

Trong một thế giới khi mà việc bị so sánh với “đàn bà” hay “âm đạo” là sự xúc phạm tồi tệ nhất đối với một người đàn ông, rất nhiều nhà hoạt động nữ quyền đã không ngừng nỗ lực đấu tranh cho các hành vi bị coi thường chỉ vì bị cho là “nữ tính”. 

Debbie Stoller, người sáng lập và biên tập viên của tạp chí BUST, đã viết một cuốn sách có tên “Stitch ‘n Bitch Nation”. Thời điểm đó, khi mà đan len bị coi thường vì “quá nữ tính”, bà đã bày tỏ: “Chết tiệt thật, tại sao đan len không nhận được sự tôn trọng như những sở thích khác? Tại sao nó lại bị coi thường như vậy? Đối với tôi, sự khác biệt duy nhất giữa đan len và các sở thích phổ biến khác như câu cá hay chơi bóng rổ, chỉ đến từ nguyên nhân đan len vốn là việc phụ nữ thường làm. Tại sao con trai không học đan và may vá?”

Có rất nhiều ví dụ cho thấy việc khôi phục các hoạt động “nữ tính” bị chê bai nặng nề. Một số người tin rằng sự phục hồi của nghề may vá đồng nghĩa với việc phụ nữ sẽ quay trở lại làm nội trợ, và họ phê phán điều đó. Cùng với đó, nhiều lễ hội về nữ quyền thường cũng thường tổ chức các hoạt động dạy phụ nữ tham gia vào những sở thích được coi là “truyền thống” của nam giới như đánh trống hoặc chơi DJ.

Đến đây, hãy cùng chúng mình lý giải tại sao chúng ta lại cần nữ quyền, và tại sao lại cần một thuật ngữ đúng đắn và tích cực về phong trào nữ quyền?

Đầu tiên, dưới góc độ cá nhân, nữ quyền là một cơ chế sinh tồn. Đấu tranh cho phong trào nữ quyền giúp bạn có quyền được sống theo cách bạn muốn, thôi thúc bạn không ngừng tự đặt ra câu hỏi “Chuyện gì đang xảy ra”, thay vì chấp nhận và cho rằng “À, mọi thứ trước giờ đã diễn ra theo cách tốt nhất có thể rồi, và tương lai cũng sẽ như vậy”.

Chủ nghĩa nữ quyền giúp bạn hiểu rằng bạn không đơn độc, rằng bạn luôn có những người đồng cảnh ngộ cũng đang phải trải qua vấn đề giống như bạn, và rằng với tư cách là phụ nữ, các mối quan tâm của bạn cũng xứng đáng được tôn trọng thay vì dễ dàng bị gạt đi. Chủ nghĩa nữ quyền nuôi dưỡng cho bạn thái độ tự tin và dám sống là chính mình.

Nhưng nữ quyền không chỉ đơn giản là “giúp cho chúng ta cảm thấy tốt hơn”. Đây còn là phong trào có ý nghĩa tập thể và vì tập thể. Chủ nghĩa nữ quyền khuyến khích chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về sức ảnh hưởng từ hành động của mình. Nói cách khác, phong trào nữ quyền còn góp phần to lớn về việc chấm dứt phân biệt giới và giải phóng mọi người sau hàng trăm năm bị áp bức vì giới tính. 

Không sử dụng từ “feminazi” một cách bừa bãi

Trước đây, “feminazi” thường chỉ xuất hiện trong những diễn đàn nhỏ lẻ trên internet và nhắm vào những người phụ nữ “ủng hộ triệt để chủ nghĩa nữ quyền”. Nhưng gần đây, thuật ngữ này đã xuất hiện công khai cả trên những phương tiện truyền thông chính thống.

Các nhà văn bắt đầu thường xuyên sử dụng từ “feminazi”, trong đó có cả những nhà báo nữ nổi tiếng. Họ lấy thuật ngữ này làm cơ sở để đưa ra lập luận chống lại các tổ chức của phụ nữ. Thậm chí, “feminazi” đã xuất hiện trên cả mục quan điểm của báo chí quốc gia của Anh.

Vào ngày 15 tháng 9, người dẫn chương trình Evan Davis đã phỏng vấn Charlotte Proudman – luật sư đã công khai chỉ trích một trạng sư sau khi anh ta gửi cho cô ấy một tin nhắn nói rằng cô ấy thật “lộng lẫy”. Davis nói: “Đối với một số người, cô ấy là một người dũng cảm, dám lên án sự phân biệt giới tính. Nhưng đối với một số khác, cô ấy lại là một người theo chủ nghĩa nữ quyền cực đoan (feminazi), là người đã phản ứng thái quá trước một lời khen vô tội”.

Từ sự việc này, Urban Dictionary đã có cập nhật về thuật ngữ “feminazi”. Trong khi đó, tờ Daily Mail không ngại đưa “feminazi” lên tiêu đề trên trang nhất. Kể từ ngày 10/9, thuật ngữ này đã xuất hiện ít nhất 11 lần – đáng chú ý nhất là để công kích Proudman, cho rằng bà là một ‘trạng sư feminazi’.

Không sử dụng từ “feminazi” một cách bừa bãi
Nguồn ảnh: telegraph.co.uk

Đây không phải là một cuộc tranh luận về tự do ngôn luận. Khi bạn quyết định gọi ai đó là “Feminazi”, có thể nói rằng, bạn đang đánh đồng người đó chẳng khác gì những “con quái vật” đã giết 11 triệu người vậy.

Hitler là một tên phát xít (Nazi), Goebbels cũng vậy. Nhưng những phụ nữ lên tiếng vì bình đẳng giới thì không phải phát xít. Việc gọi họ là feminazi làm giảm đi ý nghĩa tiêu cực thực sự của từ này. Đây là thuật ngữ mà chúng ta cần phải hạn chế tối đa. Để đảm bảo nó không bị tầm thường hóa, chúng ta cần phải loại bỏ những từ ghép độc hại như feminazi ngay bây giờ.


“Feminazi”, với nguồn gốc và ý nghĩa cực kỳ tiêu cực như vậy, không đáng được phổ biến và truyền rộng rãi, nhất là khi nó bao hàm cả sự phân biệt giới tính và sự bài trừ người Do Thái. Vietnam Youth Alliance hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về “feminazi”, cũng như có thể phân biệt rõ nó với “feminist”. Hãy cùng chúng mình chung tay xoá bỏ thuật ngữ “xấu xí” này, vì nữ quyền chính đáng, vì bình đẳng giới, và vì tương lai của tất cả chúng ta. Cuối cùng, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.

Người thực hiện: Chou, Phan Anh, Châu Vũ, Vân Khanh, Ray


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xem thêm

https://www.dictionary.com/e/slang/feminazi/

https://www.herzindagi.com/society-culture/what-is-feminazi-and-why-it-is-offensive-article-178422

https://thecolgatemaroonnews.com/12009/news/feminist-does-not-equal-feminazi/?fbclid=IwAR1HsWHhwZxX4t77W3wCBe9JVEM037TO1dQToT6RdPixGMP3WXahe3Kjwe

https://www.researchgate.net/publication/234115619_Rejecting_the_’F-word’_How_’feminism’_and_’feminists’_are_understood_in_the_newsroom

https://mediazioni.sitlec.unibo.it/images/stories/PDF_folder/document-pdf/24-2019/dossier-scortesia/horan_def.pdf

https://mediazioni.sitlec.unibo.it/images/stories/PDF_folder/document-pdf/24-2019/dossier-scortesia/horan_def.pdf

https://xyonline.net/sites/xyonline.net/files/2019-08/Redfern%2C%20Reclaiming%20the%20F%20Word%20-%20The%20New%20Feminist%20Movement%20%282010%29.pdf

https://www.telegraph.co.uk/women/womens-life/11963868/Feminazi-Its-never-OK-to-call-anyone-a-Nazi-even-us-feminists.html

 

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

12 Responses

  1. 랜드 카지노는 한국 법률에 따라 특정 지역에만 허가되어 운영되고 있으며, 특별한 라이선스가 요구됩니다.

  2. 이 기사를 통해, 초보자부터 경험 많은 베팅 애호가까지 모든 이용자가 2024년에 가장 주목해야 할 온라인 카지노 사이트들을 한눈에 파악할 수 있을 것입니다.

  3. 사용자 경험: 직관적인 인터페이스, 쉬운 입출금 과정, 모바일 호환성 등을 통해 모든 사용자가 쉽고 편리하게 사이트를 이용할 수 있도록 합니다.

  4. Boost your performance to new heights with India’s most trusted 2xnutirition whey protein! Our carefully formulated product is designed to give you unparalleled results, helping you achieve your fitness goals faster than ever before.Choose India’s Most Trusted Whey Protein for Unparalleled Athletic Performance!
    https://2xnutrition.com/

  5. turn your small business into a money-making machine with our search engine optimization and social media marketing services. I believe in adding value to my services instead of making money and outsourcing the project.

    seo expert delhi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

More To Explore

Bạn muốn cùng VYA xây dựng các bài viết?

Hãy xem xét đơn tham gia ngay tại đây