Tất tần tật về các phương pháp tránh thai (Phần 2)

Thời gian đọc: 16 phút

D. Phương pháp tránh thai nội tiết dài hạn (Long-acting hormonal method)

1. VÒNG TRÁNH THAI

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được đặt vào trong lòng tử cung và mang đến hiệu quả tránh thai kéo dài nhiều năm. 

Vòng tránh thai được chia thành hai loại:

  • Vòng tránh thai chứa đồng, không chứa nội tiết tố;
  • Vòng tránh thai chứa nội tiết tố. 

Cả vòng tránh thai mạ đồng và vòng tránh thai nội tiết đều hoạt động dựa trên việc ngăn chặn tinh trùng gặp trứng, và dĩ nhiên, bạn không thể có thai nếu tinh trùng không gặp được trứng.

Một trong những điều tuyệt vời về vòng tránh thai là bạn có thể dùng chúng trong nhiều năm – nhưng không phải vĩnh viễn. 

Nếu bạn quyết định có thai hoặc đơn giản bạn không muốn đặt vòng tránh thai nữa, bác sĩ có thể lấy nó ra một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể có thai ngay sau khi loại bỏ vòng tránh thai.

Đặt vòng tránh thai cũng là biện pháp có thể sử dụng thay thế cho thuốc tránh thai khẩn cấp. Biện pháp này vừa kéo dài thời gian có thể can thiệp (lên tới 5 ngày sau lần quan hệ tình dục không bảo vệ), vừa có thể sử dụng như một biện pháp tránh thai định kỳ.

Vòng tránh thai chứa đồng (Copper IUD)

Thông tin chung

Vòng tránh thai chứa đồng, hay dụng cụ tử cung chứa đồng, là một khung nhựa nhỏ, dẻo có các dây hoặc sợi đồng bao quanh. Hầu hết tất cả các loại vòng tránh thai chứa đồng có một hoặc hai dây hoặc sợi chỉ buộc chặt với khung nhựa. Những sợi dây này nằm dọc lỗ cổ tử cung và một phần nằm trong âm đạo.

 Tinh trùng rất không thích đồng, nên với vòng tránh thai mạ đồng, việc tinh trùng gặp trứng chính là nhiệm vụ bất khả thi.

Vòng tránh thai chứa đồng hoạt động theo nhiều cách, có thể tổng quát như sau:

  • Ngăn không cho noãn thụ tinh với tinh trùng;
  • Làm cho noãn đã thụ tinh không làm tổ được trong tử cung.

Vòng tránh thai mạ đồng sử dụng đồng để tránh thai.

Vòng tránh thai chứa đồng có tác dụng tránh thai dài (tới 10 năm) tùy từng loại. 

Cách sử dụng

Cán bộ y tế được đào tạo sẽ đặt vòng tránh thai chứa đồng trong buồng tử cung của phụ nữ qua âm đạo và cổ tử cung.

Thời điểm bắt đầu sử dụng:

  • Có chu kỳ kinh nguyệt, chưa áp dụng phương pháp tránh thai: Bất kỳ lúc nào trong vòng 12 ngày kể từ ngày bắt đầu có kinh. Không cần dùng biện pháp tránh thai dự phòng. Nếu trên 12 ngày, có thể đặt vòng tránh thai bất cứ lúc nào nếu chắc chắn không có thai. Không cần biện pháp tránh thai dự phòng;
  • Chuyển từ một biện pháp khác: Ngay lập tức, nếu đang sử dụng một biện pháp thường xuyên và đúng cách hoặc nếu chắc chắn không có thai. Không cần chờ cho đến kỳ kinh của tháng tiếp theo. Không cần biện pháp tránh thai dự phòng;
  •  Nếu chuyển từ biện pháp dùng thuốc tiêm: Có thể đặt vòng tránh thai vào thời điểm đi tiêm nhắc lại. Không cần biện pháp tránh thai dự phòng; 
  • Sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp: Cùng ngày dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Không cần biện pháp dự phòng.

Vòng tránh thai chứa đồng có thể được sử dụng như biện pháp tránh thai khẩn cấp: Đặt vòng tránh thai trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Nếu có thể tính được thời gian rụng trứng thì có thể đặt vòng tránh thai trong vòng 5 ngày sau khi rụng trứng.

Lưu ý và cảnh báo

Những tác dụng phụ không nguy hại có thể gặp gồm: Ra máu kinh nhiều và kéo dài, ra máu bất thường; bị chuột rút và đau bụng trong kỳ kinh hàng tháng.

Ai có thể và không thể dùng

An toàn và thích hợp cho hầu hết mọi người, bao gồm cả khi:

  • Ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả vị thành niên và phụ nữ trên 40 tuổi;
  • Có hoặc chưa có con, vừa mới phá thai hoặc sẩy thai ((nếu không dấu hiệu nhiễm trùng), đang cho con bú;
  •  Làm công việc chân tay nặng nhọc;
  •  Đã có thai ngoài tử cung;
  •  Đã bị bệnh viêm vùng chậu (đã khỏi);
  •  Bị viêm nhiễm âm đạo (đã khỏi);
  •  Bị thiếu máu;
  •  Nhiễm HIV hoặc đang điều trị ARV và đang thực hiện tốt.

Không đặt vòng tránh thai nếu:

  • Có thai;
  • Nhiễm khuẩn hậu sản hoặc ngay sau sẩy thai nhiễm khuẩn;
  • Ra máu âm đạo chưa được chẩn đoán nguyên nhân;
  • Bệnh nguyên bào nuôi ác tính hoặc có tình trạng hCG vẫn gia tăng;
  • Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc các dị dạng khác làm biến dạng buồng tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, viêm mủ cổ tử cung;
  • Đang viêm tiểu khung;
  • Đang nhiễm Chlamydia, lậu cầu;
  • Lao vùng chậu. 

Vòng tránh thai chứa nội tiết tố (Hormonal IUD)

Thông tin chung

Vòng tránh thai chứa nội tiết tố, hay dụng cụ tránh thai trong tử cung chứa nội tiết tố, có chứa levonorgestrel có dạng hình chữ T, được làm bằng nhựa dẻo, liên tục tiết ra một lượng nhỏ levonorgestrel mỗi ngày. (Levonorgestrel là một loại progestin được sử dụng rộng rãi ở thuốc cấy tránh thai và viên thuốc tránh thai).

 Cũng có tên gọi là hệ thống phóng thích levonorgestrel, LNG-IUD, hoặc vòng tránh thai chứa nội tiết tố.

 Được bán trên thị trường với tên nhãn hiệu Mirena.

 Cơ chế hoạt động chủ yếu là ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung). 

Cách sử dụng

Cán bộ y tế được đào tạo sẽ đặt vòng tránh thai trong buồng tử cung của phụ nữ qua âm đạo và cổ tử cung.

Thời điểm bắt đầu sử dụng: Có thể bắt đầu sử dụng dụng cụ tử cung LNG bất cứ khi nào nếu chắc chắn là không có thai.

  • Có chu kỳ kinh nguyệt hoặc chuyển từ biện pháp không có nội tiết tố: Trong vòng 7 ngày đầu của kỳ kinh, không cần biện pháp dự phòng. Nếu sau 7 ngày: Bất cứ lúc nào nếu chắc chắn không có thai. Cần sử dụng một biện pháp dự phòng trong vòng 7 ngày đầu sử dụng;
  • Chuyển từ một biện pháp có chứa nội tiết tố: Bất kỳ lúc nào, nếu sử dụng thường xuyên và chính xác hoặc nếu chắc chắn không có thai. Không cần chờ đến kỳ kinh tháng tiếp theo. Không cần dùng thêm biện biện pháp dự phòng. Nếu đang dùng thuốc tiêm, có thể đặt vào thời điểm lặp lại mũi tiêm. Cần một biện pháp dự phòng trong vòng 7 ngày đầu sau đặt;
  • Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp: Có thể đặt dụng cụ tử cung chứa nội tiết tố trong vòng 7 ngày kể từ ngày bắt đầu có kinh ở kỳ kinh tiếp theo hoặc vào bất kỳ thời điểm nào nếu chắc chắn là không có thai. Sử dụng một biện pháp dự phòng hoặc thuốc uống tránh thai ngay sau khi dừng thuốc tránh thai khẩn cấp một ngày và sử dụng biện pháp dự phòng cho đến khi đặt dụng cụ tử cung chứa nội tiết tố. 
Lưu ý và cảnh báo

Những tác dụng phụ không nguy hại có thể gặp gồm: Ra máu kinh ít hơn và ít ngày hơn, ra máu không đều, vô kinh, ra máu kéo dài, ra máu bất thường; mụn trứng cá, đau đầu, đau tức vú, buồn nôn, tăng cân, chóng mặt, thay đổi tâm trạng.

Ai có thể và không thể dùng

An toàn và phù hợp với hầu hết mọi người.

Không sử dụng vòng tránh thai chứa nội tiết tố nếu:

  • Ung thư vú;
  • Nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn ngay sau sảy thai;
  • Ra máu âm đạo chưa được chẩn đoán nguyên nhân;
  • Bệnh nguyên bào nuôi ác tính hoặc có tình trạng hCG vẫn gia tăng;
  • Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc các dị dạng khác làm biến dạng buồng tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, viêm mủ cổ tử cung;
  • Đang viêm tiểu khung;
  • Đang nhiễm Chlamydia, lậu cầu;
  • Lao vùng chậu;
  • Đang bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid;
  • Đang bị thuyên tắc mạch;
  • Đang hoặc đã bị thiếu máu cơ tim, chứng đau nửa đầu nặng, hoặc đang bị xơ gan mất bù có giảm chức năng gan trầm trọng, hoặc u gan.

2. QUE CẤY TRÁNH THAI

Thông tin chung

Que cấy tránh thai là những que nhỏ có vỏ làm bằng chất dẻo sinh học, mềm, hình trụ, kích thước khoảng bằng một que diêm, có chứa progestin. Do không có estrogen, que cấy tránh thai có thể sử dụng trong thời gian cho con bú và sử dụng cho phụ nữ không thể sử dụng biện pháp tránh thai có estrogen.

Que cấy tránh thai giúp tránh thai trong thời gian lâu dài, hiệu quả tránh thai rất cao.

Que cấy tránh thai hoạt động theo nhiều cách:

  • Ức chế phóng noãn do nồng độ cao liên tục của progestin trong máu;
  • Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng thâm nhập từ âm đạo lên tử cung;
  • Làm nội mạc tử cung kém phát triển, không thích hợp cho trứng làm tổ;
  • Làm chậm sự di chuyển của tinh trùng lên vòi tử cung.

Cách sử dụng

Thời điểm bắt đầu sử dụng: Phụ nữ có thể bắt đầu sử dụng que cấy tránh thai bất cứ lúc nào muốn nếu chắc chắn không có thai. Trường hợp khác:

  • Có chu kỳ kinh nguyệt hoặc chuyển từ biện pháp tránh thai không chứa nội tiết tố:Trong vòng 7 ngày đầu của kỳ kinh (5 ngày đối với Implanon), không cần biện pháp dự phòng. Nếu sau 7 ngày kể từ ngày bắt đầu có kinh (5 ngày đối với Implanon): có thể bắt đầu cấy que cấy bất cứ lúc nào nếu chắc chắn không có thai. Cần sử dụng một biện pháp dự phòng trong 7 ngày đầu sau khi cấy. Nếu chuyển từ biện pháp đặt vòng tránh thai thì có thể bắt đầu cấy que cấy ngay;
  • Chuyển đổi từ biện pháp tránh thai chứa nội tiết tố: Ngay lập tức, nếu đang sử dụng thường xuyên và chính xác hoặc chắc chắn không có thai. Không cần chờ cho đến kỳ kinh tiếp theo. Không cần biện pháp dự phòng;
  •  Nếu chuyển từ biện pháp dùng thuốc tiêm, có thể bắt đầu cấy que cấy vào thời điểm tiêm nhắc lại. Không cần biện pháp dự phòng;
  • Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp: Có thể cấy que trong vòng 7 ngày đầu của kỳ kinh tháng tiếp theo (trong 5 ngày đối với Implanon) hoặc bất kỳ thời điểm nào miễn là chắc chắn không có thai. Sử dụng một biện pháp dự phòng hoặc viên thuốc tránh thai để uống vào ngày sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, sử dụng cho đến khi cấy que cấy.

Có nhiều loại que cấy khác nhau:

  • Jadelle: loại 2 que, hiệu quả trong 5 năm;
  • Sino-Implant (còn gọi là Femplant, Trust Implant hoặc Zarin): loại 2 que, hiệu quả trong 4 năm (có thể có hiệu quả đến 5 năm);
  • Implanon: loại 1 que, hiệu quả trong 3 năm.
Quy trình cấy que tránh thai
  1. Trước khi cấy que: Bác sĩ sẽ đánh giá về tính ổn định của que cấy tránh thai (bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm) và thảo luận các vấn đề sức khỏe.
  2. Thực hiện thủ thuật: Bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay không thuận (thường là tay ít vận động), sau đó dùng một dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy dưới da. Thủ thuật khá nhẹ nhàng và nhanh chóng, cảm giác giống như một cây tăm ở dưới da. Khi tháo bỏ, bác sĩ cũng sẽ gây tê rồi dùng dụng cụ gắp ra nhẹ nhàng. Việc cấy que tránh thai thường diễn ra trong vòng vài phút. Sau khi thực hiện cấy xong, chỗ cấy sẽ được quấn băng trong 24 giờ.
  3. Sau khi cấy: Bác sĩ sẽ tư vấn về các biểu hiện bất thường sau khi cấy que và các trường hợp phải gặp bác sĩ.
Quy trình tháo que tránh thai

Trước hết, bác sĩ sẽ tiêm một mũi gây tê vào ngay bên dưới phần cuối của que cấy tránh thai. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở trên da và phần cuối của que cấy sẽ được đẩy qua vết rạch nhỏ này. Sau đó vùng phẫu thuật sẽ được băng lại ngay. Thông thường, việc tháo que cấy tránh thai mất khoảng vài phút.

Lưu ý và cảnh báo

Những tác dụng phụ không nguy hại có thể gặp gồm: 

  • Đau đầu, đau bụng, mụn trứng cá (có thể đỡ dần hoặc nặng thêm), thay đổi cân nặng, căng vú, chóng mặt, buồn nôn, thay đổi tâm trạng;
  • Trong một vài tháng đầu: Ra máu ít hơn và số ngày ra máu ít hơn, ra máu bất thường, ra máu không đều, vô kinh;
  • Sau 1 năm: Ra máu ít hơn và số ngày ra máu ít hơn, ra máu bất thường, ra máu không đều.

Ai có thể và không thể dùng 

An toàn và thích hợp cho hầu hết mọi người:

  • Ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả vị thành niên và phụ nữ trên 40 tuổi;
  • Có hoặc chưa có con, vừa mới phá thai hoặc sẩy thai (nếu không dấu hiệu nhiễm trùng), đang cho con bú (tuy nhiên, có thể bắt đầu ngay khi sinh được 6 tuần);
  • Vừa phá thai hoặc sẩy thai hoặc có thai ngoài tử cung;
  • Hút thuốc;
  • Hiện đang bị thiếu máu hoặc đã từng bị thiếu máu;
  • Bị giãn tĩnh mạch;
  • Nhiễm HIV hoặc không điều trị ARV (xem que cấy tránh thai cho phụ nữ có HIV dưới đây).

Không dùng que cấy tránh thai nếu:

  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Đang bị ung thư vú, đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại; 
  • Đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi;
  • Đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid;
  • Ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân;
  • Có tiền sử vô kinh hoặc kỳ kinh bất thường. Phụ nữ có tiền sử kinh nguyệt không đều hoặc trên 45 tuổi không nên dùng Femplant.

Những trường hợp cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn nếu muốn sử dụng:

  •  Có khối u ở vú;
  •  Bệnh tiểu đường, huyết áp cao;
  •  Có bệnh về mật, tim, hoặc thận;
  •  Có tiền sử huyết khối, bệnh tim hoặc đột quỵ;
  •  Trầm cảm;
  •  Đau nửa đầu.

E. Phương pháp tránh thai vĩnh viễn

TRIỆT SẢN

Triệt sản là phương pháp tránh thai vĩnh viễn, ngăn trứng tiếp cận tinh trùng và ngược lại.

1. Thắt và cắt hai vòi trứng

Triệt sản cho người có buồng trứng là phương pháp tránh thai vĩnh viễn. Đây là một thủ thuật nhỏ gồm thắt vòi trứng bằng cách cắt hai vòi trứng, làm cho trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để có thể thụ thai. 

Phương pháp này buồng trứng vẫn hoạt động bình thường, không ảnh hưởng đến tâm sinh lý và kinh nguyệt.

2. Thắt ống dẫn tinh

Triệt sản cho người có dương vật là phương pháp tránh thai vĩnh viễn. Đây là một thủ thuật nhỏ gồm  thắt ống dẫn tinh bằng cách cắt một đoạn của ống dẫn tinh, để trong tinh dịch không còn chứa tinh trùng nữa. 

Phương pháp này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe (không làm thay đổi vị trí của tinh hoàn, không ảnh hưởng tới khả năng sản sinh ra tinh trùng, không làm thay đổi chức năng tình dục), khả năng sinh hoạt tình dục hay tính cách.

F. Biện pháp nào phù hợp với tôi?

Hãy đánh giá những tiêu chí sau:

  • Tính hiệu quả;
  • Những điểm cộng tiềm năng;
  • Tần suất/ Thời gian sử dụng;
  • Giá cả;
  • Mức độ hợp tác giữa (các) bạn tình và bạn;
  • Thời gian có tác dụng;
  • Giá trị ( văn hóa, tôn giáo,…) của bạn;
  • Tình trạng sức khỏe/ cơ thể;
  • Mức độ thoải mái;
  • Ảnh hưởng đến môi trường;
  • Khoảng thời gian bạn muốn có con.

*Chúng mình biết đây không phải từ mà tất cả mọi người dùng cho cơ thể của mình (như các bạn chuyển giới chẳng hạn) và khuyến khích mọi người dùng những từ mình cảm thấy phù hợp nhất.

G. So sánh giữa các biện pháp

Nếu bạn vẫn còn đang lăn tăn thì dưới đây là 13 biện pháp tránh thai thông dụng nhất, được so sánh với nhau.

Biện pháp Chúng là gì? Cách sử dụng Mức độ hiệu quả Tác dụng phụ có thể có
Thuốc tránh thai Thuốc chứa 2 nội tiết tố (estrogen và progestin) Uống mỗi ngày vào một khung giờ nhất định 99%(92 – 97% trong thực tế) Buồn nôn, đau tức ngực, thay đổi tâm trạng thất thường, âm đạo chảy máu nhẹ, tăng nhẹ khả năng tắc nghẽn mạch máu
Miếng dán tránh thai Miếng dán chứa 2 nội tiết tố (estrogen và progestin) Dán lên da và thay mới hàng tuần 99%(92 – 97% trong thực tế) Buồn nôn, đau tức ngực, thay đổi tâm trạng thất thường, ngứa da, âm đạo chảy máu nhẹ, tăng nhẹ khả năng hình thành cục máu đông
Vòng âm đạo Vòng chứa 2 nội tiết tố (estrogen và progestin) Đưa vào trong âm đạo và thay mới hàng tháng 99%(92 – 97% trong thực tế) Buồn nôn, đau tức ngực, thay đổi tâm trạng thất thường, ngứa âm đạo, âm đạo chảy máu nhẹ, tăng nhẹ khả năng tắc nghẽn mạch máu
Tiêm thuốc Thuốc tiêm chứa nội tiết tố (progestin) 12 – 13 tuần tiêm một lần 99%(97% trong thực tế) Chu kì không đều/bị ngắn đi, loãng xương, tăng cân, khả năng sinh sản trở lại chậm
Vòng tránh thai nội tiết Dụng cụ chứa nội tiết tố progestin Đặt vào tử cung, có tác dụng trong vòng 3 – 5 năm 99,98% Âm đạo chảy máu nhẹ, chu kì không đều, mụn, thay đổi tâm trạng thất thường/tâm trạng xấu
Vòng tránh thai quấn đồng Dụng cụ không chứa nội tiết tố Đặt vào tử cung, có tác dụng trong vòng 3 – 5 hoặc 10 năm 99% Chảy nhiều máu và đau bụng nhiều hơn khi hành kinh
Bao cao su cho nam Bao mỏng có latex hoặc không latex Đeo vào dương vật đã cương cứng trước khi quan hệ 97% (86% trong thực tế) Không có
Bao cao su cho nữ Bao nhỏ không latex Cho vào trong âm đạo trước khi quan hệ 95% (80% trong thực tế) Không có
Màng ngăn âm đạo Màng mỏng chứa chất diệt tinh trùng Cho vào âm đạo 15 phút trước khi quan hệ 94% (72% trong thực tế) Ngứa âm đạo, ngứa dương vật, có nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo hoặc đường tiết niệu
Miếng xốp tránh thai Miếng xốp hình đĩa chứa chất diệt tinh trùng Cho vào âm đạo trước khi quan hệ 90% (84% trong thực tế) Ngứa âm đạo, ngứa dương vật, có nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo hoặc đường tiết niệu
Nắp chụp cổ tử cung Nắp tròn, cần được dùng kèm chất diệt tinh trùng Cho vào âm đạo trước khi quan hệ 92 – 96%(75 – 80% trong thực tế) Ngứa âm đạo, ngứa dương vật, có nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo hoặc đường tiết niệu
Biện pháp ý thức sinh sản Theo dõi chu kì và các dấu hiệu sinh sản của bản thân Ghi lại nhiệt độ cơ thể, chất nhầy tử cung và vị trí tử cung 78 – 98% Không có
Xuất tinh ngoài âm đạo Rút ra Rút dương vật ra khỏi âm đạo trước khi xuất tinh 96% (81% khi sử dụng thông thường) Không có

H. Ưu/Nhược điểm của một số biện pháp

*Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo*

Biện pháp Ưu điểm Nhược điểm
Thuốc tránh thai Giúp việc hành kinh đều đặn, ngắn, ít chảy máu và ít đau hơn, giảm mụn, không cần làm gì trước và sau khi quan hệ Phải uống hàng ngày, không bảo vệ khỏi các bệnh lây qua đường tình dục, không thể sử dụng khi có một số vấn đề sức khỏe nhất định
Miếng dán tránh thai Làm cho việc hành kinh đều đặn hơn, ngắn hơn, chảy ít máu hơn và ít đau hơn, giảm mụn, không cần làm gì trước và sau khi quan hệ, chỉ cần thay 1 lần mỗi tuần Miếng dán màu hồng không có chức năng ”tàng hình”, nhìn thấy được, cần được kê đơn, không bảo vệ khỏi các bệnh lây qua đường tình dục, không thể sử dụng khi có một số vấn đề sức khỏe nhất định
Vòng âm đạo Làm cho việc hành kinh đều đặn hơn, ngắn hơn, chảy ít máu hơn và ít đau hơn, giảm mụn, không cần làm gì trước và sau khi quan hệ, chỉ cần thay 1 lần mỗi tháng Cần phải chạm vào âm đạo, cần được kê đơn, không bảo vệ khỏi các bệnh lây qua đường tình dục, không thể sử dụng khi có một số vấn đề sức khỏe nhất định
Tiêm thuốc Chảy ít máu hơn khi hành kinh, có thể làm dừng hẳn việc hành kinh, không cần làm gì trước và sau khi quan hệ, chỉ cần tiêm 12 tuần một lần, có thể sử dụng cả khi bạn không thể dùng estrogen Cần kim tiêm, phải đến phòng khám 12 tuần một lần, có thể làm dừng hẳn việc hành kinh
Vòng tránh thai chứa nội tiết tố Chảy ít máu hơn khi hành kinh, có thể làm dừng hẳn việc hành kinh, có tác dụng trong 3/5 năm, không cần làm gì để nó phát huy tác dụng, có thể sử dụng cả khi bạn không thể sử dụng estrogen Được đặt vào/lấy ra bởi bác sĩ, có chút rủi ro và khó chịu trong quá trình cấy, có khả năng bị cơ thể đẩy ra, có thể làm dừng hẳn việc hành kinh
Vòng tránh thai chứa đồng Chảy ít máu hơn khi hành kinh, có thể làm dừng hẳn việc hành kinh, có tác dụng trong 3/10 năm, không cần làm gì để nó phát huy tác dụng, không chứa nội tiết tố Được đặt vào/lấy ra bởi bác sĩ, có chút rủi ro và khó chịu trong quá trình cấy, có khả năng bị cơ thể đẩy ra, có thể làm dừng hẳn việc hành kinh
Bao cao su ngoài Chỉ sử dụng khi quan hệ, không cần kê đơn, không chứa nội tiết tố, miễn phí/rẻ, có bảo vệ khỏi các bệnh lây qua đường tình dục Phải làm gì đó trước khi quan hệ, dương vật phải cương cứng hoàn toàn, có thể cần kiểm tra xem có bị tuột không, không tái sử dụng được
Bao cao su trong Chỉ sử dụng khi quan hệ, không cần kê đơn, không chứa nội tiết tố, có thể cho vào trước khi quan hệ, có bảo vệ khỏi các bệnh lây qua đường tình dục. Phải làm gì đó trước khi quan hệ, có thể cần kiểm tra xem nó có bị đẩy vào trong hay không, không tái sử dụng được
Màng ngăn âm đạo Chỉ sử dụng khi quan hệ, không cần kê đơn, không chứa nội tiết tố. Phải làm gì đó trước khi quan hệ, phải đợi 6 giờ trước khi tháo ra, không tái sử dụng được
Miếng xốp tránh thai Chỉ sử dụng khi quan hệ, không cần kê đơn, không chứa nội tiết tố, có thể cho vào trước khi quan hệ. Phải làm gì đó trước khi quan hệ, phải đợi 6 giờ trước khi tháo ra, không tái sử dụng được
Nắp chụp cổ tử cung Chỉ sử dụng khi quan hệ, không chứa nội tiết tố, có thể tái sử dụng, có thể cho vào trước khi quan hệ Phải làm gì đó trước khi quan hệ, phải đợi 6 giờ trước khi tháo ra, cần chọn đúng kích cỡ
Biện pháp xác định chu kỳ kinh nguyệt Không cần kê đơn, không chứa nội tiết tố, học được về cơ thể của bạn, hầu như là miễn phí. Phải làm gì đó mỗi ngày, không được quan hệ bằng âm đạo trong thời gian có thể có thai, cần thời gian học hỏi, khó để tìm chuyên viên tư vấn
Xuất tinh ngoài âm đạo Không cần kê đơn, chỉ sử dụng khi quan hệ, không chứa nội tiết tố, miễn phí. Phải thực hiện mỗi khi quan hệ, bạn tình phải biết khi nào cần rút ra

Trước khi tắt tab hãy ghi nhớ một vài điều: Bao cao su là biện pháp duy nhất phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và nếu bạn sử dụng sai/quên sử dụng một biện pháp đã chọn, hãy uống ngay thuốc tránh thai khẩn cấp và liên hệ với phòng khám gần đó. Cuộc tình dù đúng dù sai, trước khi quan hệ hãy luôn an toàn. Đừng để sau mỗi cuộc vui là nguy cơ nặng nề, và tất nhiên, hãy để cuộc vui không tàn lụi quá sớm, bạn nhé!


Tài liệu tham khảo

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

7 Responses

  1. I like the helpful info you supply in your articles.
    I will bookmark your blog and test again right here frequently.
    I am moderately sure I will learn a lot of new stuff proper here!
    Good luck for the next!

  2. Pretty section of content. I just stumbled upon your web site
    annd in accession capital to assert that I get in fact enjoyed account your blog posts.
    Anyway I’llbe subscribing to your augment and even I achievement you access consistently quickly.

    Also visit mmy bllg post; Noah

  3. Magnificent items from you, man. I have consider your stuff previous
    too and you are simply extremely excellent.
    I really like what you’ve received right here, really like what you are saying annd the way
    inn which you assert it.You’re making it entertaining and you continue to take care of to stay it smart.

    I can’t wait to read much more from you. That is ctually a wondeerful site.

    Here is my blog – post535285

  4. 일반 소비재 시장에서도 선택권이 너무 많아지면 무엇이 좋은지 알 수 없어 선택이 어려워지는 역(逆)선택이 발생하곤 합니다.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

More To Explore

Bạn muốn cùng VYA xây dựng các bài viết?

Hãy xem xét đơn tham gia ngay tại đây