Nhiễm rận mu – Làm sao dùng thuốc hiệu quả?

Thời gian đọc: 6 phút

Là một người yêu sự sạch sẽ, bạn vẫn có khả năng bị loài rận “xâm chiếm” các vùng cơ thể. Rận mu trú từ da đầu đến khắp người, đặc biệt kể cả vùng kín. Ở vùng kín người, rận xuất hiện với tên gọi là rận lông mu (Pthirus Pubis), và mức độ nguy hiểm của loài rận là hút máu người dẫn đến sự ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản. Thường lây qua tiếp xúc gần như quan hệ tình dục, người nhiễm rận mu có thể dễ dàng phát hiện triệu chứng kịp thời cũng như trị bệnh. Hãy yên tâm nhé, Vietnam Youth Alliance chúng mình ở đây để cung cấp nguồn kiến thức đáng tin cậy cho bạn bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào!

*Cảnh báo: Bài viết có chứa hình ảnh và nội dung nhạy cảm, mong bạn cân nhắc trước khi xem.

Rận lông mu là gì? 

Rận lông mu là gì? 
Nguồn ảnh: The Conversation

Bệnh rận mu (còn gọi là rận cua, rận bẹn), nấm da, và nấm da đầu là các bệnh do một trong ba loại rận chỉ lây nhiễm ở người gây ra: 

  • Pediculus Humanus Capitis: rận da đầu;
  • Pediculus Humanus Corporis: rận cơ thể;
  • Pthirus Pubis: rận lông mu.

Bệnh rận mu (Pediculosis pubis) là một loại bệnh thường lây truyền qua đường tình dục và có thể lây nhiễm ra ngoài vùng mu, gây bệnh cho các vùng khác trên cơ thể, bao gồm cả lông mi (còn có tên là nấm lông mi). Bệnh này do loài Pthirus Pubis, hay rận cua, gây ra. Rận thường trú tại: Râu, ria mép, lông mi, lông mày (khá hiếm), lông vùng nách, chân, bụng dưới, ngực.

Rận mu trưởng thành rất khó nhìn thấy, chỉ to 2mm. Chúng có mày vàng xám, đỏ sậm và có 6 chân. Hai chân trước của rận mu to như hai càng cua và dùng để bám vào chân tóc. Rận đẻ trứng bọc, bám chắc vào lông tóc và có màu nâu nhạt. Khi trứng nở, bọc trứng rỗng mang màu trắng. Tuy rận mu và trứng nhỏ và khó nhìn thấy, chúng lại dễ được phát hiện trên những phần lông khô cứng, rễ tre.

Tại sao lại bị nhiễm rận lông mu?

Rận mu thường lây nhiễm qua đường tiếp xúc gần, bao gồm việc quan hệ tình dục. Bệnh còn có thể lan truyền qua mền gối, khăn tắm, quần áo.

Rận trưởng thành đẻ trứng ở chân tóc gần da, gọi là trứng chấy (trứng chí). Sau bảy đến mười ngày, trứng nở thành con nhộng, bắt đầu hút máu người. 

Trái với tin đồn, khả năng nhiễm rận mu từ bồn cầu hay đồ đạc trong nhà là rất nhỏ. Rận chỉ rời khỏi vật chủ khi chết hoặc khi nhảy sang vật chủ mới, như bọ chét. Mặc dù vậy, nếu bạn bị nhiễm rận mu, đừng cho ai ngủ trên giường bạn, bởi điều đó vẫn có thể dẫn tới sự lây nhiễm cho người khác.

Ở trẻ em, loài rận này thường sống trong chân mày hoặc lông mi. Trong một số trường hợp, căn bệnh ở trẻ em có thể còn là dấu hiệu báo động đứa trẻ bị lạm dụng tình dục. 

Dấu hiệu nhiễm rận mu là gì? 

Thời gian ủ bệnh có thể lên tới vài tuần trước khi xuất hiện triệu chứng, bao gồm: 

  • Ngứa vùng nhiễm rận là triệu chứng phổ biến nhất, gây ra do dị ứng với nước bọt của rận. Hiện tượng ngứa thường rõ ràng hơn vào buổi tối – khoảng thời gian rận hoạt động mạnh nhất;
  • Viêm và kích ứng da gây ra do gãi nhiều. Triệu chứng này có thể được giảm thiểu bằng cách vỗ hoặc xoa nhẹ da thay vì gãi. Ngoài ra, chườm lạnh da, sử dụng kem dưỡng ẩm và sữa tắm không mùi, và mặc quần áo bằng vải cotton thoáng mát cũng giúp giảm ngứa;
  • Xuất hiện những đốm đen trên quần nhỏ;
  • Xuất hiện các vết tụ máu do rận cắn trên cơ thể, ví dụ như đùi và vùng bụng dưới.

Chẩn đoán bệnh thế nào?

Bệnh có thể được chẩn đoán thông qua tiền sử tiếp xúc với nguồn lây nhiễm hoặc theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân. Người với triệu chứng bệnh, ngoài vùng mu còn phải kiểm tra lông mi, chân mày, râu và lông trên cơ thể, những vùng mà rận mu đều có thể sinh sống.

Rận thường có màu xám nhạt, nhưng màu sẽ đậm xuống sau khi hút máu. Nếu nhìn thấy côn trùng nhỏ trông như cua ở vùng lông, khả năng cao bạn đã nhiễm bệnh.

Ngoài ra, trứng chấy cũng có thể gây nhiễm bệnh. Trứng có màu trắng và kích thước nhỏ, thường nằm ở chân lông và tóc trên cơ thể.

Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng trên ở cơ thể mình, VYA khuyên bạn cần phải liên hệ bác sĩ sớm nhất có thể.

Trị rận mu như thế nào? 

Rận mu có thể được điều trị bằng các loại thuốc bôi, xà phòng có chức năng diệt côn trùng. Đối với những loại thuốc này, bạn nên được bác sĩ đa khoa, dược sĩ chỉ định trước khi dùng. Bởi những nhóm người với độ tuổi và tình trạng khác nhau sẽ cần thuốc riêng biệt. Mỗi loại thuốc lại có cách sử dụng khác nhau: có những loại thuốc chỉ dùng cho vùng bị nhiễm, có loại lại dùng cho cả cơ thể, nhưng hãy nhớ tránh bôi trực tiếp vào mắt đối với rận vùng lông mi. 

Thông thường, bạn cần bôi thuốc lại sau 7 ngày theo chu trình sinh sản của loài rận để loại bỏ rận mới nở. Ngoài ra, rận có khả năng kháng một số thành phần thuốc sau thời gian sử dụng. Vì vậy, nếu thấy thuốc không hiệu quả, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ để đổi thuốc. 

Để tránh tái nhiễm và lây nhiễm bệnh, tất cả những người có tiếp xúc gần với bạn qua đường tình dục hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, mền gối,… trong 3 tháng trở lại cũng cần phải được điều trị, ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng gì.

Ngoài dùng thuốc, bạn cũng cần giặt sạch quần áo, khăn, chăn, ga và gối. Hãy nhớ dùng nước với nhiệt độ thấp nhất là 50°C để chắc rằng rận bị tiêu diệt.

Làm thế nào để sử dụng thuốc hiệu quả?

Để dùng thuốc trị bệnh an toàn và hiệu quả, bạn cần chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể dùng thuốc hoặc xà phòng như sau: 

  • Thoa thuốc vào vùng nhiễm rận như chân mày, râu hay ria. Dựa trên đặc tính của thuốc, bạn có thể cần thoa cả người, da đầu, cổ, tai và mặt;
  • Khi bôi thuốc gần mắt, bạn cần cẩn thận để thuốc không tiếp xúc với mắt. Nếu trường hợp này xảy ra, hãy rửa lại mắt kỹ càng với nước sạch;
  • Thoa lại thuốc nếu có rửa bất kỳ vùng nào trong lúc thời gian trị liệu;
  • Sau khi hết thời gian trị liệu, rửa sạch lớp thuốc bôi đi;
  • Lặp lại quá trình trị liệu, thường cách nhau 7 ngày.

Thuốc chỉ định bởi bác sĩ

Nếu thuốc không kê đơn không trị rận thành công, bác sĩ có thể kê các loại mạnh hơn, như: 

  • Malathion (Ovide): thoa trực tiếp vào vùng nhiễm rận và rửa sạch sau 8 – 12 giờ;
  • Ivermectin (Stromectol): dùng 2 viên/lần, có thể dùng lại trong vòng 10 ngày nếu lần uống ban đầu không giết được rận;
  • Lindane: do độc tính của nó, lindane thường được bác sĩ chỉ định chỉ khi những phương thức chữa trị khác bất thành. Thoa thuốc vào vùng bị nhiễm và rửa sạch sau 4 phút;
  • Trị liệu lông mi và chân mày: Dùng tăm bông thoa cẩn thận sáp dầu khoáng vào ban đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Liệu trình này được lặp lại trong khoảng vài tuần. Nếu làm không đúng cách, phương pháp điều trị này có thể gây khó chịu cho mắt  người dùng. Trong trường hợp số lượng rận và trứng ít, có thể dùng lược hoặc móng tay để loại bỏ bệnh. 

Rận có thể lây từ vùng này sang vùng khác, cạo sạch lông cũng không thể trị rận dứt điểm. Do vậy, tất cả những vùng mọc lông, tóc trên cơ thể đều phải được kiểm tra kỹ càng. 


Bạn nên nhớ, tiêu diệt lũ rận là vô cùng cần thiết không chỉ cho bạn mà cho mọi người xung quanh. Đừng bao giờ để bọn rận gây phiền phức cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bạn và người thân. Hãy chú ý và chăm sóc thật kỹ vùng kín của mình nhé. VYA mong bạn luôn trong tâm thế phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng những kiến thức bạn có được qua từng bài viết nhé!

Người thực hiện: Thomas Nguyen, K.N., Hieu Ho, T.D.


Tài liệu tham khảo

Xem thêm

https://www.healthline.com/health/body-lice 

https://www.uptodate.com/contents/pediculosis-pubis-and-pediculosis-ciliaris 

https://www.healthline.com/health/std/pubic-lice 

https://www.healthline.com/health/std/pubic-lice#diagnosis 

https://www.nhs.uk/conditions/itchy-skin/ 

https://www.nhs.uk/conditions/pubic-lice/ 

https://www.sahealth.sa.gov.au/wps/wcm/connect/public+content/sa+health+internet/clinical+resources/clinical+programs+and+practice+guidelines/infectious+disease+control/sexually+transmitted+infection+guidelines/pediculosis+pubis+diagnosis+and+management 

https://www.healthline.com/health/std/pubic-lice#diagnosis 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pubic-lice-crabs/diagnosis-treatment/drc-20350306 

[/bg_collapse]

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

One Response

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

More To Explore

Bạn muốn cùng VYA xây dựng các bài viết?

Hãy xem xét đơn tham gia ngay tại đây