Viêm gan B cũng lây qua đường tình dục?

BẠN CÓ BIẾT VIÊM GAN B CŨNG LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Thời gian đọc: 4 phút

Triệu chứng buồn nôn, khó ăn, đau nhức xương khớp có thể liên quan đến những căn bệnh lây qua đường tình dục (STDs)? Có thể chữa khỏi hay không nếu bệnh nhân nhiễm phải căn bệnh Viêm Gan B? Quay lại với chủ đề nóng hổi “STDs: những bệnh lây qua đường tình dục”, hôm nay Vietnam Youth Alliance (VYA) chúng mình sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn về mọi thông tin, nguyên nhân và cách phòng chữa bệnh về căn bệnh Viêm Gan B – một loại virus gây bệnh lây lan qua đường tình dục chỉ xuất hiện triệu chứng sau ít nhất 6 tuần nhiễm bệnh.

Viêm gan B là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục do một loại virus gây ra. Bệnh dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đến gan.

Viêm gan B lây nhiễm như thế nào?

Dấu hiệu của viêm gan B
Nguồn ảnh: HealthyLives

Virus gây bệnh được tìm thấy trong dịch cơ thể của người bệnh như tinh dịch, dịch âm đạo, dịch hậu môn và máu.

Bạn có thể nhiễm bệnh nếu:

  • Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh mà không có biện pháp bảo vệ;
  • Dùng chung đồ chơi tình dục với người đã mắc bệnh mà không sử dụng các biện pháp khử trùng hoặc không sử dụng bao cao su bảo vệ;
  • Dùng chung kim tiêm hoặc dụng cụ y tế với người nhiễm bệnh. Lưu ý rằng rửa vật dụng bằng thuốc tẩy không có tác dụng ngăn ngừa bệnh;
  • Lây từ mẹ sang con khi sinh sản bằng đường âm đạo.

Làm sao để biết bản thân có nhiễm viêm gan B không?

Cách duy nhất để biết có mắc bệnh không là đến các cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm.

Hầu hết người bệnh không có triệu chứng và không biết rằng mình đang mắc bệnh. Vì vậy người bệnh có thể lây truyền virus ngay cả khi họ không có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh nào.

Triệu chứng viêm gan B thường xuất hiện khi đã nhiễm bệnh từ 6 tuần tới 6 tháng. Điển hình như:

  • Mất khẩu vị;
  • Mệt mỏi, đau đầu;
  • Giấc ngủ nhiễu loạn;
  • Mất ham muốn quan hệ;
  • Đau bụng;
  • Vàng da;
  • Buồn nôn, nổi mẩn đỏ trên da;
  • Đau nhức xương khớp;
  • Nước tiểu có màu vàng sẫm;
  • Phân màu xanh xám, sẫm màu.

Khoảng 90% những người nhiễm bệnh loại bỏ virus trong cơ thể trong vòng 6 tháng và phát triển khả năng miễn dịch tự nhiên đối với virus này. Về sau, cơ thể của họ được bảo vệ khỏi việc nhiễm viêm gan B. Vì thế, họ không thể truyền bệnh cho người khác được nữa.

Khoảng 3 – 10% những người nhiễm bệnh không loại bỏ được virus trong người. Những người như thế thường được biết đến như “người bệnh mãn tính”. Họ “sống chung” với virus viêm gan B và có thể truyền bệnh sang người khác. Hầu hết những người nhiễm bệnh mãn tính không có triệu chứng. Ngoài ra, họ có khả năng mắc các bệnh về gan sau này.

Xét nghiệm viêm gan B như thế nào?

Xét nghiệm máu được dùng để kiểm tra khả năng mắc bệnh.

Nếu bạn muốn xét nghiệm viêm gan B, hãy yêu cầu rõ để làm xét nghiệm đó. Xét nghiệm toàn bộ hay xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục không đồng nghĩa với xét nghiệm viêm gan B, hãy cẩn thận và đừng nhầm lẫn.

Người bệnh đang mang thai có thể truyền bệnh sang thai nhi. Hãy thông báo ngay với với bên cung cấp dịch vụ tiền sản của bạn nếu bạn đang mang thai và chưa được xét nghiệm viêm gan B.

Cách điều trị nếu nhiễm bệnh

Nếu có kết quả dương tính với viêm gan B, một vài xét nghiệm máu khác sẽ được tiến hành để đánh giá khả năng làm việc của gan.

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, hầu hết hệ miễn dịch của những bệnh nhân đã “loại bỏ” virus trong vòng 6 tháng. Để xác định được cơ thể bạn “loại bỏ” virus hay chưa, bạn phải thực hiện tái xét nghiệm máu.

Viêm gan mãn tính làm tăng nguy cơ tổn thương gan, bao gồm xơ gan và ung thư gan. Bệnh nhân mãn tính nên dùng thuốc để kiểm soát bệnh và gặp bác sĩ để kiểm tra thường xuyên.

Bạn cũng nên chủ động báo bệnh tình của mình với bạn tình để đề phòng lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe.


Viêm gan B, đúng như tên gọi, là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, và có thể mang tính mãn tính. Nhưng phòng bệnh vẫn luôn hơn chữa bệnh. Kiến thức đúng và đủ sẽ giúp bạn có một thái độ bình tĩnh và cách chữa bệnh đúng đắn nếu người thân, bạn tình hay chính bản thân nhiễm bệnh. Hãy tìm đến bác sĩ ngay kể cả là khi bạn chỉ đang nghi ngờ. Và đừng quên, VYA luôn trong tư thế sẵn sàng trang bị cho bạn kiến thức về mọi căn bệnh STDs ở những bài viết khác nữa nhé!

Người thực hiện: Hà, Kim Cương, Hieu Ho, T.N.N.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

More To Explore

Bạn muốn cùng VYA xây dựng các bài viết?

Hãy xem xét đơn tham gia ngay tại đây