Cách truyền thông tình dục hóa giới nam

Thời gian đọc: 8 phút

Chắc hẳn bạn đã không ít lần nghe thấy cụm từ “tình dục hóa giới nữ” và những tác hại mà nó mang đến, vậy còn “tình dục hóa giới nam” thì sao? Những năm gần đây, tình dục hóa giới nam đã trở thành một chủ đề đáng được lưu ý trên các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông. Nhưng liệu việc này sẽ dẫn tới những hậu quả đáng nguy ngại gì hay không? Có sự giống và khác nhau gì giữa tình dục hóa giới nam và giới nữ? hãy cùng VYA tìm hiểu thêm trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Thế nào là tình dục hóa giới nam?

Thế nào là tình dục hóa giới nam
Nguồn: thedailybeast

Hiện nay, trong phim ảnh truyền hình hay các chương trình quảng cáo, không quá khó để ta bắt gặp những hình ảnh bán khỏa thân đầy lộ liễu nhằm “dụ hoặc” một hoặc một vài nhóm khán giả mục tiêu. Không quá khác biệt so với khái niệm tình dục hóa giới nữ, tình dục hóa giới nam là khi cơ thể của một người giới nam bị phô bày hoặc đối xử theo những cách khác nhau nhằm khiêu lên sự ham muốn (có thể về mặt tình dục) của người xem để đạt tới những mục đích đã được định sẵn.

Nguyên nhân

Thế nào là tình dục hóa giới nam
Nguồn: bigthink.com

Tiêu chuẩn kép

Trong sự bất bình đẳng về sức mạnh thể chất, quyền chính trị và kinh tế, một người đàn ông sẽ thường được đánh giá là có lợi thế hơn so với một người phụ nữ. Vì thế, việc vật hóa/tình dục hóa giới nam thường có xu hướng bị cho là có ít khả năng dẫn tới bạo lực tình dục hơn. Thậm chí, người bị lợi dụng còn bị xem nhẹ. Lý do là “chính họ là những kẻ mạnh, bị những điều bé xíu thế này thì đâu có sao”. Những tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu đại chúng bị áp đặt lên những cá nhân giới nam ấy. Do đó, họ dễ bị cuốn vào vòng xoáy phải làm sao để được nhìn đến, được khen ngợi.

Cùng VYA tìm hiểu thêm về tính nam độc hại tại đây nhé

Sự phổ biến của mạng xã hội

Khi những ứng dụng như Instagram, Twitter, hay Tiktok cho phép mọi người tương tác và theo dõi những nội dung yêu thích ở khắp mọi nơi trên thế giới, thì sẽ rất khó để tránh khỏi những nội dung khiêu gợi hay tình dục hóa mạng. Dù là ngây thơ như việc tỏ tình với những người nổi tiếng yêu thích, hay lộ liễu hơn như chia sẻ những mong muốn tình dục đối với họ, việc tình dục hóa người nổi tiếng và chia sẻ những nội dung như vậy đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều qua màn hình internet.

Hiện tượng tình dục hóa người nổi tiếng nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Khi những ý nghĩ tình dục hóa xuất hiện, chúng sẽ thường có xu hướng được xem là vô hại. Vì ít ai nghĩ rằng nó sẽ khiến tài năng của những người nổi tiếng giới nam bị ngó lơ hay sẽ bị lỡ mất những cơ hội khác trong sự nghiệp của họ, hoặc đơn giản chẳng có ai xem nó như một sự xúc phạm và tình dục hóa chỉ vì họ là “giới mạnh”! Những điều này không thể biện minh cho việc chấp nhận tình dục hóa những người nổi tiếng nam.

Hậu quả

Đối với cá nhân

Đối với cá nhân
Nguồn: dribbble
  • Những hình ảnh tình dục hoá của đàn ông và phụ nữ có những ý nghĩa xã hội khác nhau. Tuy nhiên, hậu quả xã hội của cả hai lại tương tự nhau. Đó là khi cơ thể trở thành một đồ vật để bị cho vào khuôn ép, bị thao túng, bị quan sát và đánh giá bởi người khác, khi đẹp theo tiêu chuẩn của công chúng thì được “vỗ tay”, còn “xấu” thì bị nhận xét và yêu cầu phải thay đổi để phù hợp với thị chúng;
  • Nam giới hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng xấu khi bị tình dục hóa. Chẳng ai có thể miễn nhiễm với việc bị xem như vật dụng hay sự giải trí của người khác. Hơn nữa, hầu như ai cũng sẽ cảm thấy bản thân đang bị mất đi giá trị khi người khác bình luận khiếm nhã về cơ thể của họ, mô tả họ chỉ như một bộ phận cơ thể trong truyền thông, hoặc chỉ xem họ như một đồ vật trưng bày nhằm đạt được một mục đích nào đó;
  • Khi một người bị tình dục hóa, những cảm xúc và suy nghĩ riêng tư của họ bị xem nhẹ. Họ dần chấp nhận cách nhìn đó về cơ thể mình (Engeln-Maddox và cộng sự, 2011). Họ buộc lòng phải xuôi theo những tiêu chuẩn xã hội để trở nên hoàn hảo hơn trước người xem. Việc này có thể dẫn tới suy yếu và phiền muộn về sức khỏe tâm thần một cách nặng nề (Szymanski & Feltman, 2014).

Đối với cộng đồng

Đối với cộng đồng
Nguồn: theatlantic.com
  • Tình dục hoá giới nam được tìm thấy trong khoảng 37% tổng số những quảng cáo sử dụng cơ thể người nam để quảng bá sản phẩm. Tương tự như những vấn đề về tình dục hoá nữ giới, việc này thường dẫn đến miệt thị ngoại hình, rối loạn ăn uống, mong muốn được hoàn hảo để đáp ứng những tiêu chuẩn lý tưởng của khán giả hay khách hàng;
  • Khi vật hóa/tình dục hóa giới nam ngày càng được ủng hộ, tình trạng phản vật hoá (counter-objectification) có thể xuất hiện. Nghĩa là khi cơ thể của một người nam đang bị đánh giá, họ có thể sẽ áp dụng chính sự đánh giá đó lên cả cơ thể của giới nữ hay những người xung quanh họ. Điều này có thể làm tổn thương tinh thần và các mối quan hệ một cách mạnh mẽ;
  • Vật hoá giới nam thể hiện theo cơ chế gia trưởng: nam giới có “cấp bậc cao hơn” nữ giới. Vì thế, “khi nam giới bị vật hoá, họ thường sẽ mạnh mẽ hơn và quyền lực hơn”. Ngược lại, phụ nữ khi bị vật hóa thường “mỏng manh, yếu đuối, kém quyền lực hơn” (Kilbourne 32).

Thực trạng ở Việt Nam

Hành vi lạm dụng hoặc lợi dụng thân thể nam giới để câu view khá phổ biến trên các chương trình truyền hình.

Ở tập 30 trong chương trình “2 ngày 1 đêm”, phân cảnh với nội dung: (gọi tắt là ca sĩ H) “Ca sĩ H bị lột sạch quần áo giữa trời đông rét buốt” gây nhiều tranh cãi. Cụ thể, một thành viên được cử ra làm bia đỡ đạn (ca sĩ H). Thành viên đội khác ngân nga bài hát nhưng không được hát. Những người còn lại đoán tên bài hát. Nếu đoán sai, ca sĩ H phải bị lột một món đồ trên người. Khi kết thúc, ca sĩ H gần như bị lột sạch đồ. Nam ca sĩ phải dùng thùng carton để che cơ thể, bộ phận nhạy cảm. 

Trong lúc che chắn, ca sĩ H vô tình bị đồng nghiệp kéo tấm carton. Nam ca sĩ bất ngờ phản kháng. Chương trình phải dùng sticker che chỗ nhạy cảm. Những bình luận khiếm nhã như “Hãy để em là người cởi đồ của H”… xuất hiện dày đặc. Số khác lại bình phẩm ngoại hình của ca sĩ H. Thậm chí có người bình luận rằng: “Tại sao phải che chỗ nhạy cảm khi người khác muốn nhìn”.

Thực trạng ở Việt Nam
Nguồn: Báo Người Lao Động

“Quý ông đại chiến” cũng là một chương trình có nhiều phân cảnh gây tranh cãi. Dàn cast là những khách mời nữ nổi tiếng. Họ thường tương tác thân mật và bình phẩm người chơi nam một cách kém tinh tế. Ở cuối chương trình này, các vũ công mặc đồ gợi cảm cũng nhảy nhót bên cạnh các người chơi. Nhiều lần họ còn vén áo những người chơi nam.

Thực trạng ở Việt Nam
Nguồn: thegioigiadinh.com

Giải pháp

Giải pháp
 Nguồn: theguardian

Hãy là một người tiêu dùng tỉnh táo

Việc tình dục hóa cơ thể của bất kỳ cá nhân, tập thể nào đều không thể được chấp nhận. Bên cạnh đó, những chương trình quảng cáo và các trang mạng xã hội không nên được phép khai thác những “ngách” nội dung dục hoá để buôn ăn bán tốt thay vì tập trung phát triển theo những hướng tích cực và lành mạnh hơn. Vì thế, chúng ta cần cố gắng tạo những không gian an toàn cho tất cả mọi người; kể cả giới nam, nữ trong cộng đồng dị tính và cộng đồng LGBT+.

Bạn có thể chọn những sản phẩm có thông điệp tích cực thay vì chọn những sản phẩm được quảng bá bằng cách xem người khác như công cụ tình dục. Bên cạnh đó, khi những hình ảnh trên mạng xã hội khiến bạn thấy phiền lòng, bạn hãy dừng theo dõi chúng và tìm đến những nội dung khác phù hợp với mình hơn. Hãy nhớ rằng thay đổi bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, bạn nhé.

Liên kết

Cuộc đấu tranh chống lại tình dục hoá cơ thể con người cần sự hợp tác. Những người đang trăn trở về vấn đề tình dục hoá phụ nữ trong xã hội ngày nay có thể hợp tác với những người quan ngại về vấn đề tình dục hoá đàn ông. Trên thực tế, chúng ta không chỉ nên lên án những người nam theo dõi và bình phẩm những hình ảnh tình dục hoá của phụ nữ, mà những người nữ tiêu thụ hình ảnh tình dục hoá đàn ông cũng mang tính chất tương tự và đáng lên án như nhau.


Trên thực tế, việc tình dục hóa giới nam ngày càng được lan truyền rộng rãi. Nhưng không vì thế mà chúng ta lại gật đầu và chấp nhận nó một cách dễ dàng. Để có thể thay đổi được thực trạng này, VYA rất mong chúng ta có thể đồng hành cùng nhau, nhận biết những nội dung độc hại và cùng hướng tới, xây dựng một nền tảng nội dung xã hội ngày càng lành mạnh và tích cực hơn bạn nhé!


Tài liệu tham khảo

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

3 Responses

  1. What’s up colleagues, its wonderful piece of writingg
    on tthe topic of teachingand fullyy defined, kkeep it up
    all the time.

    Feel free to surf to my webpage :: Post434213

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

More To Explore

Bạn muốn cùng VYA xây dựng các bài viết?

Hãy xem xét đơn tham gia ngay tại đây