Mối quan hệ mở, liệu có dành cho bạn?

Thời gian đọc: 8 phút

Có bao giờ bạn đã nghe về cụm từ “open relationship” – một mối quan hệ mở? Khi nghe cụm từ này, bạn sẽ nghĩ ngay tới sự phóng khoáng, cởi mở, hay là sự phức tạp, lạ lùng? Bạn nghĩ gì nếu trong một mối quan hệ, hay một cuộc hôn nhân, mà cả hai bên đều có những “bạn tình” khác ở bên ngoài dưới sự đồng ý của nhau? Trên thực tế, các mối quan hệ mở phổ biến hơn bạn nghĩ nhiều. Tuy nhiên, để bắt đầu một mối quan hệ như thế là rất thử thách. Vì vậy, duy trì một mối quan hệ mở lâu dài sẽ là một vấn đề to lớn.

Bạn hãy theo chân Vietnam Youth Alliance (VYA) chúng mình tìm hiểu về nó nhé!

Một mối quan hệ mở chính xác là như thế nào?

Khái niệm thứ nhất

“Mối quan hệ mở” là một thuật ngữ chung bao trùm tất cả mọi hình thức của những mối quan hệ gồm nhiều cá nhân. Chúng có thể là “monogamish” (một mối quan hệ hai người nhưng cả hai vẫn quan hệ tình dục với những người khác), “swinging” (trao đổi bạn tình) và mối quan hệ đa ái (polyamory).

Định nghĩa này cho rằng mối quan hệ hai người (monogamy) là mối quan hệ khép kín, và tất cả các loại mối quan hệ gồm nhiều người khác đều là mối quan hệ mở.

Khái niệm thứ hai

Một định nghĩa phổ biến hơn chính là, “mối quan hệ mở” là mối quan hệ nhiều người nhưng vẫn nằm trong một phạm vi đạo đức của riêng họ. Điều này nghĩa là các mối quan hệ mở được bắt đầu từ một mối quan hệ cơ bản giữa hai người. Cả hai đều đồng ý “mở” mối quan hệ của họ về mặt tình dục (đi tìm những “bạn tình” khác), nhưng không phải về mặt tình cảm.

Khái niệm này cho thấy mỗi mối quan hệ mở có một định nghĩa của riêng nó, tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn và giới hạn của các cá nhân trong mối quan hệ. Mặc dù chính xác rằng “mối quan hệ mở” luôn tồn tại bên ngoài khuôn khổ của mối quan hệ hai người (monogamy), khi một người nói họ đang trong một mối quan hệ mở, ta buộc phải hỏi xem định nghĩa của họ về mối quan hệ này là như thế nào.

Mối quan hệ mở không giống với đa ái

Tiến sĩ Tâm lý học Liz Powell – nhà giáo dục giới tính và tâm lý học ủng hộ LGBT, đã đưa ra khái niệm về đa ái (polyamory):

“Đa ái là lối sống hoặc khao khát có một mối quan hệ tình cảm và/hoặc tình dục với nhiều người cùng một lúc, với sự đồng ý của tất cả những người có liên quan.”

Với mối quan hệ đa ái, việc có tình cảm yêu đương và gần gũi với nhiều hơn một người được chấp nhận rất rõ ràng. Thế nhưng, trong các mối quan hệ mở, điều này không nhất thiết phải xảy ra. Vì thế, đa ái và quan hệ mở không giống nhau.

Ngoài ra, những cá nhân hướng đến lối sống đa ái thường nhìn nhận điều này như một phần trong bản dạng giới của họ. Trong khi đó, những cá nhân trong mối quan hệ mở lại không cho rằng tình trạng mối quan hệ của mình là một phần con người họ.

Nhấn vào đây để ìm hiểu về các mối quan hệ đa ái!

Mối quan hệ mở càng không phải là ngoại tình

Trong quan hệ mở, các bên đồng thuận rằng việc phát sinh quan hệ với người khác là bình thường. Ngược lại, ngoại tình là hành vi nảy sinh quan hệ với người khác mà không có sự đồng thuận.

Thêm vào đó, trong khi ngoại tình được coi là phi đạo đức, các mối quan hệ mở – nếu như được xây dựng đúng cách – về bản chất là không trái đạo đức.

Mục đích của các mối quan hệ mở là gì?

Các cá nhân tham gia vào mối quan hệ mở bởi họ tin điều này mang lại cho họ niềm vui, sự thoả mãn, hứng thú và nhiều điều khác nữa. Một vài lý do có thể kể đến là:

  • Họ rất giàu tình yêu và tin rằng mình có thể yêu nhiều hơn một người cùng lúc;
  • Họ muốn khám phá bản thân, về giới và các mối quan hệ thể xác với người khác;
  • Đời sống tình dục của họ và bạn tình hiện tại không hợp nhau;
  • Một người trong mối quan hệ có thể là vô tính, trong khi người kia muốn quan hệ tình dục;
  • Một người có sở thích tình dục mà người kia không thích hoặc không hứng thú;
  • Việc quan sát bạn tình của mình quan hệ với người khác khơi gợi hứng thú của họ.

Có cách nào để nhận ra bạn là một người phù hợp với mối quan hệ mở không?

Để biết liệu mối quan hệ này có phù hợp với bạn và đối tác không là một thử thách. Dưới đây là một số điều bạn có thể dựa vào để cân nhắc.

Hãy xác định tại sao bạn hướng đến một mối quan hệ hai người và điều đó có ý nghĩa gì với bạn. Khi lớn lên, bạn đã tiếp nhận những loại thông tin gì về một mối quan hệ hai người?

Tiếp đó, hãy định hình xem bạn có thật sự muốn mở rộng mối quan hệ của mình không. Tại sao lại như vậy? Có phải vì bạn đã nảy sinh cảm giác với người khác và muốn tiến tới với họ không? Hay các bạn có những nhu cầu mà có thể được đáp ứng tốt bởi nhiều hơn một người không?

Bây giờ thì hình dung xem, cuộc sống sẽ như thế nào nếu bạn đang có một mối quan hệ mở. Cụ thể hơn, bạn sẽ sống ở đâu? Bạn sẽ có con? Đối phương của bạn cũng sẽ có những “người bạn” khác? Bạn sẽ trải qua những kiểu tình dục nào? Những kiểu tình yêu ra sao? Những suy nghĩ này khiến bạn cảm thấy thế nào?

Tiếp theo, hãy tìm hiểu thêm về một mối quan hệ nhiều người phù hợp với đạo đức. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đọc thêm tài liệu về mối quan hệ mở và đa ái. Hãy thử tham gia các  hội nhóm đa ái và theo dõi trang cá nhân của những người đã và đang ở trong các mối quan hệ nhiều người/đa ái trên các trang mạng xã hội. Mách nhỏ, bạn có thể tìm họ trên Instagram, Tiktok và cả Youtube để “giải ngố” đó!

Làm thế nào để bắt đầu, xây dựng và duy trì được một mối quan hệ mở?

Trao đổi với bạn tình của mình

Bạn không nên cố “thuyết phục” đối phương phát triển mối quan hệ này. Thay vào đó, hãy hỏi họ những câu hỏi bắt đầu từ phía bạn:

  • “Mình có đọc về mối quan hệ mở và mình nghĩ có lẽ mình muốn thử. Cậu có muốn nói chuyện về việc mở rộng mối quan hệ của chúng ta không?”;
  • “Mình đã suy nghĩ về việc quan hệ tình dục với người khác và mình nghĩ mình muốn thử. Cậu có bao giờ cân nhắc đến một mối quan hệ mở chưa?”;
  • “Mình thấy chắc sẽ nóng bỏng lắm nếu được ngắm ai đó gần gũi với cậu. Cậu có bao giờ muốn thử mời một người nữa lên giường chung với chúng ta không?”;
  • “Từ lúc sử dụng [tên thuốc], ham muốn của mình có giảm nhiều. Nên mình đang nghĩ về việc “mở cửa mối quan hệ” của chúng ta. Nhu cầu và ham muốn tình dục của cậu có thể được người khác đáp ứng. Cậu nghĩ sao?”.

Nếu bạn thực sự muốn có một mối quan hệ như thế và bạn tình của bạn hoàn toàn phản đối ý kiến đó, đó có thể là sự mâu thuẫn không thể vượt qua. “Đến cùng, nếu vẫn chỉ có duy nhất một người muốn phát triển mối quan hệ của cả hai theo hướng đó, có lẽ đã đến lúc bạn nên chia tay.” – bà Dana McNeil, một nhà trị liệu, tư vấn hôn nhân và gia đình, chia sẻ.

Đặt ra giới hạn, không phải luật lệ

Giới hạn trong mối quan hệ phục vụ mục đích bảo vệ và tạo dựng sức mạnh cho các bên. Tuy nhiên, bạn không nên đặt ra luật lệ cho một mối quan hệ. Luật lệ trong mối quan hệ cho thấy bạn đang muốn kiểm soát hành vi, cảm xúc của đối tác. Điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng, dễ khiến mối quan hệ trở nên độc hại và làm cho những người ngoài mối quan hệ cơ bản cảm thấy bị hạ thấp.

Một ví dụ về giới hạn phù hợp: không quan hệ tình dục với người đã/đang quan hệ tình dục không an toàn. Ngược lại, giới hạn mang tính cấm đoán như cấm bạn tình quan hệ với ai đó, cấm bạn tình quan hệ theo một cách nhất định, hay cấm/ép buộc bạn tình sử dụng biện pháp an toàn thì không. Đó là một loại luật lệ áp đặt.

Mặt khác, bạn và các bạn tình có thể áp dụng các thoả thuận với nhau. Khác với luật lệ, chúng cho phép cả những người ngoài mối quan hệ cơ bản tham gia xây dựng mối quan hệ. Giả sử, bạn và bạn tình trong mối quan hệ cơ bản đã đồng ý sử dụng bao cao su khi quan hệ với những người khác. Nhưng một ngày nọ, bạn tình của một người muốn quan hệ không bao cao su. Lúc này, ba bạn có thể cùng thảo luận và thoả thuận về mong muốn này.

Hãy cân nhắc và để ý thật kỹ những ranh giới về mặt cảm xúc

Tiến sĩ Powell cũng từng nói, khi có sự xuất hiện của cảm xúc trong mối quan hệ này, các cặp đôi thường muốn đưa ra các quy tắc về việc không yêu người khác.

Tư duy ấy xem tình yêu như một nguồn lực hạn chế và cuối cùng khiến bạn thất bại.

Bà nói: “Dù bạn hiểu rõ mình đến đâu, bạn thực sự không thể biết chắc mình sẽ yêu ai”.

Vì vậy, thay vì cố “không được rung động”, tiến sĩ khuyên bạn nên lắng nghe và tự hỏi mình:

  • Nên thể hiện tình cảm của mình bằng cách nào?;
  • Cần gặp gỡ đối phương bao lâu để họ cảm thấy được trân trọng? Phải chia thời gian như thế nào cho phù hợp? Thế còn thời gian cho chính mình thì sao?;
  • Có những thông tin gì tôi cần phải biết? Tôi nên chia sẻ chúng với đối phương ra sao?;
  • Mình nên chia sẻ không gian với ai và trong điều kiện như thế nào?;
  • Tôi phải xác nhận/gọi mối quan hệ của mình như thế nào để tất cả đều thoải mái?.

Nên có những ranh giới về mặt thể chất và tình dục nào? 

Các ranh giới chung về thể chất và tình dục thường xoay quanh việc quản lý rủi ro tình dục. Chúng gồm những hành vi tình dục nào có thể tùy ý và việc gì phải được giới hạn, cũng như cách thức và thời điểm bạn thể hiện tình cảm. Ví dụ:

  • Nên cho phép ai được chạm vào bạn và chạm vào những đâu? Có những động chạm nào mà bạn cảm thấy khó chịu? Vậy còn tiếp nhận thì sao?;
  • Bạn đã kiểm tra sức khoẻ tình dục chưa?;
  • Hãy chủ động hỏi bạn tình về sức khoẻ của họ, các biện pháp an toàn họ sử dụng;
  • “Mình có nên dùng PrEp (thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV) không?”;
  • Bạn sẽ sử dụng biện pháp tránh thai này với ai, khi nào và cho những hành vi ra sao?;
  • “Mình nên sử dụng/chia sẻ/vệ sinh đồ chơi của mình như thế nào?”;
  • Quan hệ tình dục ở đâu sẽ khiến bạn cảm thấy ổn?;
  • Thể hiện tình cảm công khai có tác dụng gì đối với bạn? Ai có thể tiếp xúc thể chất với bạn ở nơi công cộng mà vẫn khiến bạn thoải mái?.

Một mối quan hệ mở diễn ra giữa nhiều hơn hai người nhưng không được có gian dối, giấu diếm. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ khi có ý định bắt đầu kiểu quan hệ này. Hãy sẵn sàng đối mặt với những rào cản về tình cảm, thể chất và tình dục giữa bạn và đối phương. Đồng thời, đừng quên nhu cầu và mong muốn thật sự của tất cả các bên, bạn nhé!


Tài liệu tham khảo

Xem thêm

https://www.healthline.com/health/open-relationship#emotional-boundaries

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

2 Responses

  1. короткая молитва за любимую шесть двоек нумерология карты таро говорят правду или нет, можно ли верить картам таро отзывы
    снится что сломалась стиральная машина к
    чему снится отсутствие переднего зуба без крови

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

More To Explore

Bạn muốn cùng VYA xây dựng các bài viết?

Hãy xem xét đơn tham gia ngay tại đây