Nạo phá thai

Thời gian đọc: 6 phút

Nạo phá thai là gì?

Nạo phá thai là một phương pháp an toàn trong y học nhằm mục đích chấm dứt thai kỳ.

Phá thai hoàn toàn hợp pháp ở Canada và một số quốc gia khác.

Các hình thức phá thai

Có hai hình thức phá thai điển hình: Dùng thuốc (khiến cho mô thai rời ra khỏi tử cung) và phẫu thuật (loại bỏ mô thai khỏi tử cung).

Để thực hiện phương pháp này, cần dựa vào thời gian mang thai (tuổi thai được tính kể từ ngày đầu tiên sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai phụ) và những yêu cầu, quy định tại cơ sở y tế mà thai phụ đến.

Sử dụng thuốc phá thai sẽ giúp thai phụ cảm thấy mình được riêng tư và ít bị xâm phạm hơn. Tương tự như triệu chứng của sẩy thai, thai phụ sẽ bị chảy máu nhiều và kèm theo bị chuột rút, thời gian sẽ lâu hơn và cần đến các cơ sở y tế nhiều hơn.

Phá thai bằng hình thức phẫu thuật: thai phụ sẽ không có được sự riêng tư nhưng thay vào đó sẽ có những phương pháp giảm nhẹ cơn đau được áp dụng khi cần thiết kèm theo một vài cuộc gặp gỡ với bác sĩ.

Phá thai bằng thuốc (Mifegymiso)

  • Thai phụ sử dụng thuốc để ngăn thai phát triển, làm cho tử cung co lại để mô thai rời ra;
  • Để có thuốc phá thai, thai phụ cần được tư vấn, xét nghiệm STIs, xét nghiệm máu và siêu âm. Một số phòng khám thực hiện tất cả quy trình này trong một lần. Nhưng, một số khác thực hiện các phần khác nhau vào các thời điểm khác nhau và/hoặc đưa thai phụ đến một nơi khác như phòng siêu âm để làm một số xét nghiệm cần thiết;
  • Nếu thai phụ và bác sĩ quyết định phá thai bằng thuốc, thai phụ sẽ được nhận đơn thuốc và thời gian nên dùng thuốc.
  • Thai phụ sẽ được uống một viên mifepristone, có tác dụng loại bỏ mô thai ra khỏi thành tử cung. Một số thai phụ sẽ được yêu cầu dùng thuốc khi có mặt bác sĩ.
  • Sau khi uống viên đầu tiên 24 – 48 giờ, thai phụ uống viên thuốc tiếp theo bằng cách  để chúng tan chảy giữa má và nướu răng trong 30 phút. Thuốc này có tên là misoprostol, nó khiến cho tử cung co thắt (chuột rút) để bật các mô thai ra.
  • Thai phụ sẽ bị chảy máu và có những cơn co thắt quặn hơn trong một khoảng thời gian. Thai phụ có thể xuất huyết khối hoặc xuất huyết mô. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch những gì cần dùng để khống chế các cơn co thắt và có thể cho thai phụ sử dụng thuốc giảm đau.
  • Buồn nôn, tiêu chảy, sốt, ớn lạnh hoặc đau đầu có thể là tác dụng phụ của thuốc.
  • 90% thai phụ phá thai thành công trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc. Tác dụng của thuốc có thể nhanh hơn với một số thai phụ khác trong vòng 4 – 5 giờ. 
  • Thai phụ cần được xét nghiệm máu và/hoặc siêu âm sau khi phá thai bằng thuốc để xác nhận xem thuốc có tác dụng hay không, thường là 1 – 2 tuần sau khi thai phụ uống thuốc lần đầu tiên (mifepristone).
  • Một vài người dùng thuốc phá thai cần sử dụng thêm một số loại thuốc khác, xét nghiệm máu hoặc siêu âm nhiều hơn, có người cần phẫu thuật trước khi chính thức loại bỏ thai nhi ra khỏi tử cung.

Phá thai bằng phẫu thuật

  • Để tiến hành phẫu thuật phá thai, thai phụ cần gặp bác sĩ trước 2 – 3 tiếng để được tư vấn, siêu âm, xét nghiệm máu và xét nghiệm STIs. Tùy thuộc vào phòng khám tư, bệnh viện và tuổi thai mà thai phụ có thể phá thai cùng lúc;
  • Tùy thuộc vào các cơ sở y tế, thai phụ được gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ, có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc an thần để giữ ý thức trong suốt quá trình phẫu thuật;
  • Cổ tử cung được mở nhẹ nhàng bằng thuốc hoặc dụng cụ y tế. Một đường ống cung cấp lực hút nhẹ hoặc các dụng cụ y tế khác được đưa vào thông qua cổ tử cung, được dùng để lấy mô thai ra ngoài. Điều này có thể mất 2 – 15 phút;
  • Không cần cắt và khâu;
  • Đối với những người mang thai trên 12 tuần tuổi, thai phụ có thể dùng thuốc hoặc laminaria trong lần khám đầu tiên và quay lại phòng khám/bệnh viện vào ngày hôm sau để làm thủ tục phá thai;
  • Đối với các trường hợp mang thai trên 19 tuần tuổi, thai phụ có thể nhận thêm thuốc hoặc laminaria ở ngày 2 hoặc ngày 3 và quay lại vào ngày 3 hoặc 4 để phá thai;
  • Sau khi phá thai, thai phụ sẽ ở trong phòng hồi sức cho đến khi nhân viên y tế thông báo rằng bạn có thể về nhà một cách an toàn;
  • Thai phụ không thể tự lái xe về nhà sau khi phẫu thuật phá thai.
  • Nhiều cơ sở y tế đề nghị kiểm tra từ 2 – 3 tuần sau khi phẫu thuật phá thai. Thai phụ có thể đến tại phòng khám hoặc bệnh viện, hoặc tại gia đình bác sĩ.

Sau khi phá thai

Dưới đây là một số thông tin chung về việc chăm sóc bản thân sau khi phá thai:

  • Sau khi phá thai 1 – 2 tuần (sau khi mô thai rời ra khỏi tử cung do phá thai bằng thuốc), bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách:
    • Không cho bất cứ thứ gì vào âm đạo (bao gồm ngón tay, đồ chơi, dương vật, băng vệ sinh dạng que, cốc nguyệt san hoặc dụng cụ thụt rửa y tế);
    • Không ngồi trong nước: không tắm bằng bồn tắm (thay vào đó là tắm vòi hoa sen), không đi bơi, không tắm bằng nước nóng hoặc bồn sục;
  • Dấu hiệu nhiễm trùng: có thể bao gồm sốt, đau bụng dưới và xuất hiện khí hư. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, xin hãy liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám của bạn. Nhiễm trùng được phát hiện sớm có thể được điều trị dễ dàng và hiệu quả bằng thuốc kháng sinh;
  • Tiếp tục hoạt động bình thường: Tránh nâng vật nặng hoặc thể dục nhịp điệu trong 24 giờ sau khi phá thai. Trong khi một số người có thể trở lại làm việc cùng ngày phá thai, nhiều người lại cần phải nghỉ ngơi. Quay trở lại hoạt động bình thường khi cảm thấy thực sự sẵn sàng – hãy lắng nghe cơ thể của chính mình;
  • Kỳ kinh nguyệt tiếp theo: Nếu thai phụ đang không sử dụng biện pháp ngừa thai bằng nội tiết tố, kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ bắt đầu từ 4 – 6 tuần sau khi phá thai;
  • Chuột rút sau khi phá thai là bình thường. Một số người sẽ không bị chuột rút. Mặt khác, nhiều người có thể bị chuột rút trong vòng 2 – 3 tuần sau khi làm xong thủ tục. Thai phụ sẽ cảm thấy bị đè nén hoặc đau ở bụng dưới, thắt lưng hoặc đùi trong. Để giảm đau, bạn có thể dùng một chai nước nóng hoặc nhờ bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc Advil hoặc Tylenol;
  • Chảy máu sau phá thai là bình thường. Một số người bị chảy máu trong một khoảng thời gian, xuất huyết khối trong vòng tối đa 4 tuần. Uống rượu, nâng vật nặng, sử dụng chất kích thích hoặc các loại thuốc trong thời kỳ kinh nguyệt như Midol hoặc Anaprox có thể bị chảy máu nhiều hơn;
  • Bạn cần đến cơ sở y tế ngay nếu bị chảy máu quá nhiều, cảm thấy sắp ngất đi hoặc choáng váng, đau dữ dội, thuốc giảm đau không có tác dụng hoặc nếu bạn bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt trên 38°C kéo dài hơn 6 giờ (lưu ý rằng tiêu chảy, nôn và sốt là tác dụng phụ của thuốc misoprostol và có thể không cần chăm sóc y tế nếu chúng xảy ra vào ngày bạn dùng misoprostol, viên thuốc thứ hai được dùng khi phá thai bằng thuốc);
  • Các biểu hiện mang thai sẽ kết thúc sau một tuần hoặc ngay sau khi phá thai. Cảm giác buồn nôn thường sẽ kết thúc đầu tiên.

Tài liệu tham khảo

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

More To Explore

Bạn muốn cùng VYA xây dựng các bài viết?

Hãy xem xét đơn tham gia ngay tại đây