Đại từ nhân xưng – Đừng dùng đại

ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG - ĐỪNG DÙNG ĐẠI!
Thời gian đọc: 10 phút

Bạn có còn nhớ những bài giảng môn ngữ văn những năm cấp 2 về đại từ, hay các đại từ nhân xưng không? Nghe có vẻ “xa xôi” nhưng chúng thực chất lại không phải vậy! Chúng ta vẫn luôn sử dụng những đại từ nhân xưng, hay danh xưng khác nhau mỗi ngày, kể cả trong tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Tuy vậy, làm sao để chắc chắn rằng ta luôn sử dụng đúng danh xưng trong thời gian qua đây, vì hệ thống đại từ vốn rất phức tạp và đa dạng kia mà.

Vì thế, ngày hôm nay VYA rất vui được gửi đến các bạn “bí kíp 101 điều” về đại từ nhân xưng, hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay nhé!

Đại từ là gì?

Đại từ trong tiếng Anh

Đại từ trong tiếng Anh
Nguồn ảnh: 7ESL

Định nghĩa đại từ

Theo từ điển Cambridge, đại từ được định nghĩa là “từ được dùng thay thế cho một danh từ hoặc cụm danh từ”, hay “bất kì nhóm từ nhỏ trong một ngôn ngữ được dùng để thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ và người/vật đã được đề cập trong ngữ cảnh” theo như cách diễn giải của từ điển Merriam -Webster. Ngoài ra, với từ điển Collins, “Đại từ là từ chỉ người hoặc vật khi không cần dùng danh từ, thường vì người hoặc vật này đã được nhắc đến trước đó. Ví dụ như “it”, “she”, “something”, và “myself”.

Đại từ và các chức năng chính

Đại từ có thể được phân ra thành nhiều loại tuỳ vào chức năng. Dưới đây là những loại đại từ khác nhau và ví dụ cụ thể của từng loại.

  • Đại từ quan hệ dùng để gắn kết một phần của câu với phần còn lại. Ví dụ: that, which, where, when, why, what, whom, và whose;
  • Đại từ sở hữu dùng để chỉ mối quan hệ sở hữu. Ví dụ: mine, yours, his, hers, theirs, và its;
  • Đại từ phản thân dùng để chỉ lại chủ ngữ của một câu. Ví dụ: myself, yourself, herself, himself, oneself, itself, ourselves, themselves, và yourselves;
  • Đại từ chỉ định dùng để chỉ những vật nhất định. Ví dụ: this, that, those, và these
  • Đại từ nghi vấn dùng để hỏi câu hỏi. Ví dụ: who, what, where, when, và why;
  • Đại từ bất định không chỉ một người, địa điểm, hay đồ vật nhất định nào. Ví dụ: someone, somebody, somewhere, something, anyone, anybody, anywhere, anything, no one, nobody, nowhere, everyone, everybody, everywhere, everything, each, none, few, và many;
  • Đại từ nhân xưng (danh xưng) dùng để thay thế tên riêng. Ví dụ: I, you, he, she, we, they, him, her, he, she, us, và them;
  • Đại từ chủ ngữ là đại từ thực hiện một hành động trong câu. Ví dụ: I, you, we, he, she, it, they, và one;
  • Đại từ tân ngữ là đại từ được nhận lại hành động trong câu. Ví dụ: me, us, him, her và them;
  • Đại từ tương hỗ chỉ mối quan hệ qua lại trong câu. Ví dụ : each other và one another;
  • Đại từ nhấn mạnh tương tự đại từ phản thân, nhưng ta có thể bỏ đại từ nhấn mạnh khỏi câu mà câu vẫn sẽ có nghĩa.

Đại từ trong tiếng Việt

Đại từ trong tiếng Việt
Nguồn ảnh: Reddit

Trên thực tế, tiếng Việt có hệ thống xưng hô rất phức tạp và đa dạng, đặc biệt khi so sánh với tiếng Anh. Do đó, người nói phải chọn cẩn thận để truyền đạt cảm xúc mong muốn từ tôn trọng tới xúc phạm, từ đó còn thể hiện ý muốn trang trọng hay thân mật trong cuộc trò chuyện. Luong (1990) đã chỉ ra rằng tiếng Việt có “hàng tá hình thức cho những phân lớp ngữ pháp” thay cho “you” và “I” trong tiếng Anh.

Trong tiếng Việt, người nói thường xưng hô với người nghe bằng cái đại từ chỉ vai vế như anh, em, cô, chú,… Tuy nhiên, khi người nói chưa biết đủ thông tin về tuổi hay địa vị của người nghe (ví dụ: bối cảnh nhân viên phục vụ nói chuyện với khách), đại từ ngôi thứ nhất ‘tôi’ (‘I’ trang trọng) hoặc ‘mình (‘I ’thân mật) và đại từ ngôi thứ nhất ‘bạn’ (‘you’ trung lập) có thể được dùng cho giao tiếp đột xuất mà không mang thông điệp thiếu tôn trọng.

Đại từ chỉ giới

Đại từ chỉ giới hoạt động như thế nào?

Đại từ chỉ giới hoạt động như thế nào?
Nguồn ảnh: Lydia Ortiz

Chúng ta đều dùng đại từ nhân xưng, hay danh xưng, và chúng thường chứa thông điệp giới. Nếu bạn nói “Anh ấy ra cửa hàng” và “Cô ấy đi làm”, người nghe sẽ hiểu rằng một người đàn ông ra cửa hàng và một người phụ nữ đi làm. Những người hợp giới thường ít nghĩ tới đại từ vì đại từ giới được dùng cho họ trùng với giới tính sinh học của họ. Tuy nhiên, với người chuyển giới, thay đổi về xã hội có thể bao gồm việc yêu cầu người khác gọi họ với danh xưng họ lựa chọn để phản ánh bản dạng giới thật sự của mình.

Cũng có nhiều người phi nhị nguyên dùng danh xưng “họ” số ít và chúng ngày càng phổ biến với những người có bản dạng giới hoặc thể hiện giới phi nhị nguyên. Danh x “họ” số ít không có hàm ý chỉ giới. Ví dụ: “Devin viết về danh tính phi nhị nguyên của họ rất lưu loát. Họ cũng thường xuyên xuất hiện trước công chúng để nói về cách họ thể hiện giới và cách mọi người phản ứng trước thời trang của họ”.

Một số người có thể dùng cả đại từ chỉ giới và danh xưng ‘họ’. Ví dụ như “Mình tên là Jose và mình dùng đại từ anh/họ”. Những người dùng nhiều danh xưng có thể mong muốn bạn dùng một trong những danh xưng đó nhất quán, hoặc dùng cả hai thay thế lẫn nhau khi nhắc đến họ. Ví dụ: “Jose đúng là một đồng nghiệp tuyệt vời. Anh ấy luôn nộp dự án đúng hạn, và họ cũng tình nguyện sắp xếp cho tiệc nghỉ lễ của văn phòng mỗi năm”.

Vì sao đại từ nhân xưng lại quan trọng thế nhỉ?

Vì sao đại từ nhân xưng lại quan trọng thế nhỉ?
Nguồn ảnh: Lydia Ortiz

Việc dùng đúng danh xưng của một người rất quan trọng. Nó thể hiện sự tôn trọng và xây dựng một môi trường hòa nhập cho mọi người. Vì thế, ta cần tránh đánh đồng danh xưng của người khác thông qua bất kì phương thức nào, như ngoại hình, giọng nói…. Việc đánh đồng này thậm chí có thể vô tình gửi thông điệp rằng họ phải có những yếu tố nhất định khác để được dùng đúng danh xưng của họ.

Bên cạnh đó, ta đều hiểu rằng việc sử dụng sai/ngó lơ danh xưng hoàn toàn có thể gây xúc phạm hoặc tổn thương người khác. Thậm chí, việc ngó lơ danh xưng của người khác cũng đang thể hiện ngụ ý rằng những người dưới phổ chuyển giới – người chuyển dưới, phi nhị nguyên, hoặc không theo tiêu chuẩn giới – không hề tồn tại.

Vì thế, việc xác nhận và sử dụng đúng danh xưng chẳng phải là chuyện “nhỏ nhặt” hay “làm quá lên” như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng mình hy vọng rằng các bạn có thể ghi nhớ và thực hiện điều này với sự tôn trọng!

Những danh xưng mà có thể bạn chưa biết!

Chắc hẳn ai cũng từng một lần hoặc nhiều lần nghe về những đại từ phổ biến. Từ ở ngôi thứ nhất số ít (I, me) hoặc số nhiều (we, us); đến ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều (you); và cả ngôi thứ ba số ít (she/her, he/him, they/them, ze/hir) cùng số nhiều (they/them). Ngoài ra, còn có những đại từ chỉ giới nhắc đến giới của một người: he/him/his hoặc she/her/hers.

Bên cạnh những danh xưng trên còn có những danh xưng vô giới hoặc phi nhị nguyên. Chúng không chỉ giới cụ thể và thường được dùng bởi những người nhận định giới bản thân nằm ngoài phổ nhị nguyên. Danh xưng phi nhị nguyên phổ biến nhất là they/them/their dạng số ít. Ví dụ: Jadzia identifies as genderqueer; they do not see themselves as either a woman or a man.

Những danh xưng phi nhị nguyên khác gồm:

  • ze (phát âm là “zee”) thay thế cho she/he;
  • hir (phát âm là “here”) thay thế cho his/him/her;
  • Ví dụ: Jadzia runs hir own business, but ze is more well-known as an author.

“It” hoặc “he-she” là những từ có thể sẽ xúc phạm tới những cá nhân chuyển giới hoặc không theo tiêu chuẩn giới. Vì vậy, bạn không nên sử dụng nếu như không có sự cho phép của họ! Một cách khác để tiếp cận với danh xưng là đơn giản chỉ cần gọi tên riêng của người đó, để tránh dùng những đại từ nói chung.

Thống kê các danh xưng hiện có

Một số danh xưng phổ biến gồm he, she, và they. Ví dụ cách sử dụng những danh xưng này:

  • He laughed with his friends, enjoying himself.
  • She laughed with her friends, enjoying herself.
  • They laughed with their friends, enjoying themselves.

Tuy đó là những danh xưng ta hay nghe thường xuyên nhất, vẫn có một số danh xưng khác có thể được dùng.

VYA xin gửi đến bạn bảng dưới đây gồm danh sách (chưa đầy đủ) của các danh xưng:

He/She/They Him/Her/Them His/Hers/Theirs Himself/Herself/Themself
co co cos coself
en en ens enself
ey em eirs emself
xie hire (“here”) hirs hirself
yo yo yos yoself
ze zir zirs zirself
ve vis ver verself

 

Với những ví dụ y hệt như câu ở trên, ta có thể dùng những đại từ này như sau:

  • Ze laughed with zir friends, enjoying zirself.
  • Xie laughed with hire friends, enjoying hirself.
  • Co laughed with co friends, enjoying coself.

Làm sao để ta có thể sử dụng danh xưng một cách phù hợp?

Tạo môi trường hòa nhập khi dùng và tôn trọng danh xưng người khác

  • Điều cơ bản nhất để tôn trọng danh tính của người khác là dùng danh xưng hoặc nhóm các danh xưng mà họ muốn được gọi;
  • Bình thường hoá việc biểu thị danh xưng của bạn trong đời sống hằng ngày. Bạn có thể bắt đầu bổ sung chúng trong mục ký tên email, danh thiếp, hồ sơ trên mạng, bảng tên, hoặc khi giới thiệu bản thân. Ví dụ: “Tên mình là Tou và danh xưng của mình là he/him. Bạn thì sao?”;
  • Nếu bạn không biết hoặc chưa hỏi danh xưng của một người, hãy cố dùng đại từ “they/them”;
  • Hãy hỏi danh xưng của người khác. Việc này có thể khá ngượng vì không phải ai cũng quen hỏi danh xưng người khác. Tuy nhiên, nó sẽ tốt hơn việc xưng hô sai hay đánh đồng danh xưng của người đó. Một số cách bạn có thể dùng để hỏi như sau:
    • “Bạn dùng danh xưng nào thế?”;
    • “Mình có thể gọi bạn như thế nào?”;
    • “Bạn có thể nhắc mình nên dùng danh xưng nào để nói chuyện với bạn không?”.
  • Nếu ai đó nói với bạn rằng họ không muốn công khai danh xưng của mình với mọi người, vậy bạn cũng có thể gọi tên riêng của người ấy nếu họ đồng ý. Ví dụ: Đằng đó có cuốn sách của Leo. Bạn có thể đưa nó cho Leo được không?

Nếu bạn dùng sai danh xưng cho người khác thì sao?

  • Điều tốt nhất khi bạn dùng sai đại từ nhân xưng là sửa lại ngay lập tức. Ví dụ: “Xin lỗi, ý tớ là ‘họ’”. Hãy sửa lại lời nói, nhưng tránh việc kéo sự chú ý đặc biệt tới vấn đề này tại thời điểm. Nếu bạn nhận ra lỗi của mình và muốn nói lời xin lỗi sau sự việc, hãy tìm cách xin lỗi riêng tư và chân thành với họ.
  • Bạn có thể không tránh khỏi việc liên tục giải thích về việc bạn thấy tệ thế nào khi đã gọi sai danh xưng và việc dùng đúng khó khăn ra làm sao, nhưng đừng làm như vậy. Điều này sẽ làm người bị gọi nhầm cảm thấy ngượng ngùng và cần phải an ủi bạn, dù đó không phải là trách nhiệm của họ.
  • Nếu bạn bắt gặp người khác dùng danh xưng sai, trong hầu hết trường hợp, bạn có thể nhẹ nhàng sửa lỗi cho họ và không làm người bị gọi sai xấu hổ. Bạn có thể nói như “Thật ra, Neera dùng đại từ ‘họ’”.

Đại từ – Hãy và Đừng

Hãy!

  • Hãy nhận biết rằng không chỉ người chuyển giới mới có danh xưng. Việc hỏi danh xưng trước là quan trọng để tất cả những người khác không bị gọi nhầm giới. Đồng thời, nó cũng giúp người chuyển giới cảm thấy mình không phải đối tượng duy nhất cần phải chia sẻ về danh xưng của mình;
  • Đừng quên rằng một số người dùng nhiều hơn một danh xưng;
  • Hãy hỏi danh xưng người khác dùng khi hỏi tên của họ. Bạn có thể thực hiện khi gặp mặt lần đầu hoặc khi lần lượt giới thiệu trong buổi họp mặt. Và vì họ có thể đổi danh xưng của mình, bạn có thể dành thời gian hỏi thăm hoặc quan tâm đến danh xưng của họ trong những lần gặp gỡ trong tương lai;
  • Hãy nhớ rằng không phải mọi người đều thoải mái với việc tự chỉ định danh xưng cho mình đâu! Vì thế, không ai nên bị bắt buộc phải làm điều này cả;
  • Hãy cân nhắc dùng từ ngữ bao gồm giới hơn, ví dụ như “Chào mọi người” hoặc “Cả nhà có khoẻ không?” trong bối cảnh đang nói chuyện với một nhóm người thay vì “Chào các ông!” hoặc “Chào mấy chị gái!”.

Đừng!

  • Đừng gọi những đại từ như “they/them/their” hay “ze/hir/hir” là “đại từ trung tính”. Tuy một số người có thể nhận dạng bản thân là giới trung tính, có những người định giới bản thân là phi nhị nguyên. Từ ta nên dùng là “danh xưng phi nhị nguyên”;
  • Đừng dùng từ “danh xưng nam” và “danh xưng nữ.” Danh xưng không nhất thiết phải liên quan tới bản dạng giới của một người. Cụ thể hơn, một số người chuyển giới dùng he/him/his hoặc she/her/her nhưng không nhận dạng bản thân là giới nam hoặc nữ tương ứng;
  • Nếu bạn không phải người chuyển giới hay có bản dạng giới ngoài phổ nhị nguyên, không nên nói rằng bạn “không quan tâm mình được gọi bằng danh nào”. Những câu nói như vậy đang củng cố quyền lợi của những người theo tiêu chuẩn giới cứng nhắc và không phải người chuyển giới, vì họ sẽ không bị gọi nhầm giới và không cần lo về những danh xưng người khác dùng cho họ. Điều này cũng bác bỏ hành trình đấu tranh để được người khác gọi với danh xưng đúng của những người không theo tiêu chuẩn giới và chuyển giới.

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng VYA qua bài viết ngày hôm nay. Chúng mình hy vọng bạn đã tìm được những thông tin có ích cho bản thân về danh xưng. Mong rằng những thông tin chúng mình cung cấp sẽ được chia sẻ và áp dụng vào thực tếđể mọi người hiểu được tầm quan trọng của danh xưng và dùng chúng đúng cách. Hẹn gặp bạn ở các bài viết trong tương lai!

Người thực hiện: Trần Hoàng Duy, Kim Cương, N., N. T. D., Như Trần.


Tài liệu tham khảo

Xem thêm

https://byjus.com/english/pronouns/

https://www.academia.edu/38747861/THE_VIETNAMESE_PRONOMINAL_SYSTEM_AND_THE_MEANING_BEHIND_THE_SWITCHING_OF_ADDRESS_TERMS_Research_Essay

https://www.glaad.org/reference/transgender

https://www.medicalnewstoday.com/articles/gender-pronouns#importance

https://springfield.edu/gender-pronouns

https://springfield.edu/gender-pronouns#:~:text=If%20you%20do%20not%20know,or%20making%20a%20hurtful%20assumption

https://docs.google.com/document/d/1yz5VaUS9wqLufNDrr3D8MttLG63y9oi4sAzTcyizSGY/edit#heading=h.f0agc01btdgs

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

More To Explore

Bạn muốn cùng VYA xây dựng các bài viết?

Hãy xem xét đơn tham gia ngay tại đây